BLTTHS 2015 quy định về quyền của người bào chữa trong đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:07 (GMT+7)

Bài viết trình bày về quyền của người bào chữa trong đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Quyền đọc, ghi chép tài liệu trong hồ sơ vụ án nên được coi là một trong những quy định cần thiết để bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền tự bào chữa một cách thiết thực, công bằng và hiệu quả nhất. Quyền tự bào chữa của bị can, bị cáo đã được Hiến pháp quy định tại khoản 4 Điều 31 Hiến pháp và Dự thảo Bộ luật cũng ghi nhận tại khoản 2 Điều 42, do vậy, pháp luật cần phải có những quy định để tạo điều kiện cho bị can, bị cáo thực hiện quyền này mà trong đó việc ghi nhận cho họ có quyền đọc, ghi chép tài liệu liên quan đến việc buộc tội họ trong hồ sơ vụ án là một quy định cần thiết.

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 82 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án của người bào chữa được quy định như sau:

“Điều 82. Đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án

1. Sau khi kết thúc điều tra, nếu có yêu cầu đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm để người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án.

2. Sau khi đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu, người bào chữa phải bàn giao nguyên trạng hồ sơ vụ án cho cơ quan đã cung cấp hồ sơ. Nếu để mất, thất lạc, hư hỏng tài liệu, hồ sơ vụ án thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.”

2. Quy định về quyền của người bào chữa trong đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án.

Trong quá trình tham gia tố tụng, nghiên cứu hồ sơ vụ án là khâu quan trọng, giúp luật sư nắm được nội dung sự việc để đưa ra những căn cứ pháp lý, lập luận sắc bén, tháo gỡ những “điểm tối, nút thắt” trong vụ án. Việc sao chụp tài liệu có trong hồ sơ vụ án còn giúp người bào chữa biết được các tình tiết của án, biết được hoạt động tố tụng của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có đúng hay không. Đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án là quyền của người bào chữa, quyền này chỉ phát sinh sau khi giai đoạn điều tra kết thúc. Quyền này đã được BLTTHS 2003 quy định tại điểm g, khoản 2 Điều 58 và BLTTHS 2015 quy định thành một điều độc lập, bổ sung thêm trách nhiệm của người bào chữa sau khi đọc, ghi chép, chụp tài liệu. Điều luật này không chỉ bảo đảm người bào chữa có điều kiện tiếp xúc với hồ sơ vụ án để có cái nhìn toàn diện khách quan về toàn bộ nội dung vụ án nhằm phục vụ cho hoạt động bào chữa được thực hiện một cách tốt nhất mà còn đề cao trách nhiệm của người bào chữa khi tiếp xúc với hồ sơ vụ án.

Hồ sơ vụ án tập hợp những quyết định về tố tụng, những văn bản liên quan đến hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ như biên bản bắt người, biên bản giao nhận các tài liệu, biên bản khám xét, biên bản thu giữ tài liệu, đồ vật, biên bản ghi lời khai, biên bản hỏi cung, biên bản giám định...Hồ sơ còn gồm những tài liệu có giá trị chứng cứ chứng minh có hay không có hành vi phạm tội. Và để nắm được nội dung vụ án thì cần phải có hồ sơ vụ án. Vì trong quá trình tham gia tố tụng, nghiên cứu hồ sơ vụ án là khâu quan trọng, giúp Luật sư nắm được nội dung sự việc để đưa ra những căn cứ pháp lý, lập luận sắc bén trong vụ án. Việc sao chụp tài liệu có trong hồ sơ vụ án còn giúp người bào chữa biết được các tình tiết của án, biết được hoạt động tố tụng của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có đúng hay không.

Và theo quy định thì hồ sơ vụ án không được mang ra khỏi cơ quan tiến hành tố tụng, trừ những trường hợp cần mang theo để thực hiện các hoạt động điều tra, xét xử. Do đó, để thực hiện việc bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho bị can, bị cáo, đương sự... luật sư được quyền tiếp cận, sao chụp toàn bộ những gì có trong hồ sơ vụ án để nghiên cứu.

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm để người bào chưa đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án khi có yêu cầu của ngươi bào chữa. Người bào chữa có thể sử dụng các phương tiện như máy ảnh, máy scan, máy photo để sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án.

Sau khi đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu, người bào chữa có trách nhiệm bàn giao nguyên trạng hồ sơ vụ án cho cơ quan. Nếu bị mất, thất lạc hư hỏng tài liệu họ cho thích quỳ tính chất mực độ vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Trong quá trình tham gia tố tụng, nghiên cứu hồ sơ vụ án là khâu quan trọng, giúp Luật sư nắm được nội dung sự việc để đưa ra những căn cứ pháp lý, lập luận sắc bén trong vụ án. Việc sao chụp tài liệu có trong hồ sơ vụ án còn giúp người bào chữa biết được các tình tiết của án, biết được hoạt động tố tụng của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có đúng hay không.

Như vậy, quy định này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khẳng định quyền của người bào chữa và trách nhiệm của CQTHTT  có thẩm quyền liên quan trong việc bảo đảm quyền đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án của người bào chữa. Bởi vì trên thực tế từ trước tới nay, quyền đoc, ghi chép sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án thường không được bảo đảm nhiều vì ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bào chữa.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư