2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 71 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng được quy định như sau:
“Điều 71. Trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng
“1. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích cho họ quyền được trợ giúp pháp lý; nếu họ đề nghị được trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
2. Việc thông báo, giải thích phải ghi vào biên bản.”
Điều luật này được sửa đổi, bổ sung từ Điều 62 BLTTHS 2003, quy định về trách nhiệm thông báo giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng.
Để bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, Điều luật quy định cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo giải thích và bảo đảm việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo quy định của BLTTHS2015.
Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích cho họ quyền được trợ giúp pháp lý; nếu họ đề nghị được trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Theo quy định tại Điều 7 của Luật trợ giúp pháp lý 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, thì người được trợ giúp pháp lý bao gồm:
Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:
Ngoài ra theo quy định tại Điều 8 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì người được trợ giúp pháp lý có các quyền sau:
“1. Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.
2. Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.
3. Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.
4. Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.
5. Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này.
6. Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.
7. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
8. Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Như vậy, người được trợ giúp pháp lý sẽ không phải trả tiền, lợi ích vật chất khác khi yêu cầu trợ giúp pháp lý, họ tự mình yêu cầu trợ giúp pháp lý hoặc thông qua người thân thích, cơ quan người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan quan tổ chức cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý, được thông tin và biết về quyền được trợ giúp pháp lý, được yêu cầu người thay đổi người trợ giúp pháp lý khi:
Người thực hiện trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Trợ giúp pháp lý: Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý; Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý; Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác; Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng; Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng, an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội; Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật. Trừ trường hợp đã chấp hành xong hình thức xử lý vi phạm và được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này;
b) Bị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ tư vấn viên pháp luật;
c) Các trường hợp không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về tố tụng.
Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã hoặc đang thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý là các bên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác đối với vụ việc tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng trong lĩnh vực dân sự;
b) Có căn cứ cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể không khách quan trong thực hiện trợ giúp pháp lý;
c) Có lý do cho thấy không thể thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý một cách hiệu quả, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.”
Người được trợ giúp pháp lý bên cạnh có những quyền cơ bản thì sẽ song song với đó sẽ là những nghĩa vụ mà người được trợ giúp phải thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Luật Trợ giúp pháp lý:
“1. Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
2. Hợp tác, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu, chứng cứ đó.
3. Tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
4. Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về cùng một vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thụ lý, giải quyết.
5. Chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.”
Ngoài ra, đối với những trường hợp người bị buộc tội mà khung hình phạt cao nhất đến 20 năm tù, tù chung thân, tử hình, theo điểm a khoản 1 Điều 76 BLTTHS 2015 Thì CQTHTT bắt buộc phải chỉ định người bào chữa để họ được hưởng quyền trợ giúp pháp lý miễn phí.
Cần lưu ý là trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý cho đối tượng được trợ giúp pháp lý, ngoài trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước còn có cả trung tâm trợ giúp pháp lý của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Việc trợ giúp pháp lý cho các trường hợp được trợ giúp pháp lý cũng là nghĩa của Luật sư theo quy định của Luật Luật sư
Việc thông báo giải thích phải ghi vào biên bản.
Điều 62 BLTTHS 2003 quy định cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ có trách nhiệm “giải thích” và “bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng” mà không có quy định về trách nhiệm “thông báo” do đó dẫn đến việc không thông báo cho người tham gia tố tụng biết các quyền và nghĩa vụ của họ, nhiều trường hợp đã vi phạm quyền của người tham gia tố tụng, ví dụ như quyền bào chưa, nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa là một quyền Hiến định quy định tại Khoản 4 Điều 31 Hiến pháp 2013 song rất ít bị can, bị cáo biết để sử dụng quyền của mình.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh