2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biệu hiện dưới hình thức cố ý và vô ý. Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc tâm lý của yếu tố ý chí và lý chí, nhà làm luật chia lỗi làm hai loại là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về quy định lỗi cố ý trong Bộ luật hình sự 2015
Điều 10 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định cố ý phạm tội như sau:
“Điều 10. Cố ý phạm tội
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.”
Lỗi cố ý được quy định tại Điều 10 Bộ luật hình sự gồm 02 hình thức là lỗi cỗ ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp.
Thứ nhất, khoản 1 điều 10 đưa ra khái niệm về lỗi cố ý trực tiếp. Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi do người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Ví dụ tội trộm cắp tài sản Điều 173.
Lỗi cố ý trực tiếp thể hiện sự nhận thức và mức độ quyết tâm cao nhất của người thực hiện. Sự nhận thức được thể hiện dưới ba góc độ khác nhau:
Thứ nhất đó là nhận thức được mức độ nguy hiểm, nghĩa là người phạm tội nhận diện được hành vi mà mình đang hoặc sắp thực hiện sẽ gây ra nguy hiểm cho xã hội, sự nguy hiểm thể hiện ở chỗ nếu hành vi được thực hiện là nó sẽ xâm phạm đến một đối tượng cụ thể nào đó.
Thứ hai nhận thức được hậu quả, người thực hiện hành vi bên cạnh nhận diện được mức độ nguy hiểm thì họ còn thấy được hậu của nó như thế nào, dự liệu được một cách chính xác và đúng đắn những hậu quả mà hành vi mang lại. Và không có việc người thực hiện hành vi sẽ mơ hồ, không xác định được hậu quả là gì, khi trong suy nghĩ người phạm tội nghĩ về một hành vi mà họ sẽ thực hiện thì đồng thời họ cũng đã thấy trước được hậu quả xảy ra, hai vấn đề này tiếp diễn liên tục, liền kề nhau và nhiều trường hợp thậm chí người phm tội nghĩ đến hậu quả trước và tìm cách thực hiện hành vi tương ứng để hậu quả xảy ra như mong muốn.
Thứ ba là nói đến tính quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng của người phạm tội “mong muốn hậu quả đó xảy ra”, sự mong muốn này biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng các đặc điểm như: không chấm dứt hành vi, thực hiện hành vi cho đến khi nào hậu quả xảy ra hay nói cách khác hậu quả chính là mục đích cuối cùng.
Thứ hai khoản 2 điều 10 quy định lỗi cố ý gián tiếp là lỗi do người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Ví dụ tội bức tử Điều 130.
Sự khác biệt cơ bản giữa lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp được thể hiện ở khía cạnh tâm lý người phạm tội. Hai loại lỗi này các chủ thể đều nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, đều nhận thức được hậu quả mà hành vi mang lại.
Tuy nhiên với lỗi cố ý gián tiếp thì cần phải khẳng định, người phạm tội không hề mong muốn hậu quả đó xảy ra trên thực tế hay nói cách khác hậu quả không nằm trong kế hoạch hành động của họ. Việc hậu quả có xảy ra hay không không phải là đích đến cuối cùng. Sự bỏ mặc thể hiển ở việc người phạm tội không quan tâm, hậu quả xảy ra cũng được hoặc không xảy ra cũng được. Mục đích của người phạm tội đã có thể đạt được ở giai đoạn trước đó hoặc thực hiện hành vi nhưng lại hướng đến một mục đích khác. Ví dụ: A và B vì mâu thuẫn nên đánh nhau, A đánh B bị thương, thấy B bị chém vào chân mất nhiều máu, không thể di chuyển được A bỏ về. Vì đoạn đường vắng, mất quá nhiều máu sau đó B tử vong.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh