2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 6 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về phát hiện và khắc phục nguyên nhân, điều kiện phạm tội được quy định như sau:
“Điều 6. Phát hiện và khắc phục nguyên nhân, điều kiện phạm tội
1. Trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm phát hiện nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và phòng ngừa.
2. Cơ quan, tổ chức hữu quan phải thực hiện yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, kiến nghị, cơ quan, tổ chức hữu quan phải trả lời bằng văn bản về việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.”
Để tìm hiểu kỹ hơn về quy định của BLTTHS năm 2015 quy định về phát hiện và khắc phục nguyên nhân, điều kiện phạm tội, ta cần phải làm rõ thế nào là “nguyên nhân phạm tội” ? Và “điều kiện phạm tội” là gì?
“Nguyên nhân phạm tội” chúng ta có thể hiểu là tổng hợp cá nhân tố mà sự tác động qua lại giữa chúng đưa đến việc thực hiện của người phạm tội. Hoặc có thể hiểu rằng: Cá nhân chịu tác động từ môi trường sống tiêu cực khi gặp những tình huống cụ thể sẽ hình thành nên nhân cách sai lệch dẫn đến từ đó cá nhân nảy sinh ý định phạm tội đồng thời tiếp tục gặp những tình huống cụ thể khác dẫn đến cá nhân đó thực hiện phạm tội.
“Điều kiện phạm tội” là những yếu tố làm cho tội phạm nảy sinh và nảy sinh trở lại, tiếp tục tồn tại hoặc phát triển, làm cho tội phạm ngày càng phổ biến và nghiêm trọng.
Như vậy, nguyên nhân và điều kiện phạm tội là căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét giải quyết toàn diện vụ án trong đó có khía cạnh xã hội học, tức là tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội, phục vụ cho việc ban hành chính sách pháp luật của nhà nước trong việc phòng, chống tội phạm.
Đây là điều luật mới được quy định trong BLTTHS 2015 nhằm làm rõ trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cũng như cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc phát hiện và khắc phục nguyên nhân, điều kiện phạm tội. Theo điều luật, trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chỉ có trách nhiệm giải quyết vụ án mà còn có trách nhiệm phát hiện nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và phòng ngừa.
Ví dụ: Điều 264 BLTTHS năm 2015 có quy định:
“Cùng với việc ra bản án, Tòa án kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp cần thiết để khắc phục nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm tại các cơ quan, tổ chức đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Tòa án, cơ quan, tổ chức nhận được kiến nghị phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án biết về những biện pháp đã được áp dụng.”
Hiện nay, chống và phòng ngừa tội phạm là hai yếu tố không tách rời trong hoạt động tố tụng hình sự, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần phải có trách nhiệm phát hiện nguyên nhân và điều kiện phạm tội để từ đó sẽ yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng và có những biện pháp khắc phục, phòng ngừa. Vì mỗi tội phạm thực hiện đều có những nguyên nhân và điều kiện nhất định và khi một tội phạm đã thưc hiện hành vi phạm tội, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự một cách chính xác, nhanh chóng và công minh, không để lọt tội phạm, không làm oan cho người vô tội. Đặc biệt, ngoài những hoạt động trên các cơ quan hay những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng còn có trách nhiệm phát hiện và khắc phục nguyên nhân, tìm ra được điều kiện phạm tội, bởi lẽ việc làm đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Tại nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng nếu rõ: “Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Xây dựng cơ chế phát huy sức mạnh của nhân dân, cơ quan, các tổ chức quần chúng trong phát hiện, phòng ngừa tham nhũng”. Như vậy, việc phát hiện nguyên nhân và điều kiện phạm tội, để yêu cầu kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và phòng ngừa là trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hàng tố tụng. Đây là nhiệm vụ không kém phần quan trọng so với nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thực hiện nghiêm túc, đồng bộ và đầy đủ.
Khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ quan tổ chức hữu quan phải thực hiện nghiêm túc đầy đủ. Dựa trên những tiêu chí và điều kiện phạm tội cụ thể, các cơ quan và tổ chức hữu quan cần phải đề xuất ra những biện pháp khắc phục và phòng ngừa cụ thể. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, kiến nghị, cơ quan, tổ chức hữu quan phải trả lời bằng văn bản về việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị của có quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong thời hạn nói trên, cơ quan, tổ chức hữu quan phải thông báo ngay cho cơ quan phát hành kiến nghị và khẩn chương có văn bản trả lời trong thời hạn sớm nhất có thể. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện yêu cầu, kiến nghị đề xuất ra những biện pháp khắc phục và phòng ngừa tại cơ quan, tổ chức hữu quan của mình do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiến nghị, nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Như vậy, loại trừ nguyên nhân và điều kiện phạm tội là rất cần thiết để tạo dựng một xã hội lành mạnh, ổn định và có trật tự. Do đó trong quá trình giải quyết vụ án, đòi hỏi phải giải quyết đồng thời việc phát hiện và khắc phục nguyên nhân và điều kiện phạm tội với tư cách là yếu tố bên trong phát sinh ra tội phạm và môi trường, điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi bên ngoài. So với BLTTHS năm 2003, điều luật đã bổ sung quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan phải thực hiện, trả lời việc thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để bảo đảm tính hiệu quả các yêu cầu, kiến nghị của Tòa án đối với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc áp dụng các biện pháp khắc phục, phòng ngừa trong hoạt động tố tụng.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh