2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Bảo đảm quyền bình đẳng của người tham gia xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của TAND là việc ghi nhận quyền bình đẳng theo quy định của pháp luật. Đồng thời, các chủ thể tham gia tố tụng phải có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền của bị cáo; ngăn ngừa sự xâm phạm, bảo vệ quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Bảo đảm quyền bình đẳng của bị cáo còn phải tạo ra các điều kiện cần thiết, tốt nhất để bị cáo thực hiện quyền của bị cáo một cách đầy đủ, hiệu quả nhất và không bị xâm phạm trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Trong nội dung bảo đảm quyền bình đẳng của mọi người trong xét xử, chúng ta không thể không nhắc đến quyền: “khi có căn cứ cho thấy người tiến hành tố tụng không vô tư, khách quan trong giải quyết vụ án thì bị cáo có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng.” Và BLTTHS có quy định cụ thể về trường hợp cần phải thay đổi Thẩm phán và hội thẩm nhân dân như sau.
Căn cứ Điều 53 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm được quy định như sau:
“Điều 53. Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm
1. Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;
b) Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
c) Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
2. Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.
Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì do Chánh án Tòa án trên một cấp quyết định.
Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thay đổi thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số.
Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.”
Trước hết, Điều luật được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Điều 46 BLTTHS 2003, quy định về những trường hợp thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm.
Thẩm phán và Hội thẩm là những người tiến hành xét xử vụ án. Để bảo đảm nguyên tắc: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, bảo đảm tính khách quan, vô tư của Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử Điều luật quy định cụ thể những trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị đề nghị thay đổi theo đề nghị của những người có thẩm quyền (quy định tại Điều 50 BLTTHS 2015).
Tương tự như việc thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra; thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, những trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị đề nghị thay đổi cùng bao gồm:
Khi họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 49 của BLTTHS 2015 khi: + Họ đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
+ Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
+ Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ hoặc đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm.
+ Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
+ Do tính chất đặc thù của hoạt động xét xử (xét xử tập thể và quyết theo đa số) nên để đảm bảo tính khách quan, vô tư của các thành viên trong HĐXX, BLTTHS 2015 còn quy định thêm một trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị đề nghị thay đổi. Đó là trường hợp “Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau”.
Qua đây, ta có thể thấy vai trò của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân rất quan trọng. Thực tế, không một cá nhân nào bị kết tội khi chưa có sự phán quyết của Tòa án, Tòa án chính là cán cân của công lý, nếu trong quá trình xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm không có sự khách quan, vô tư thì rất dễ bản án đó sẽ bị lệch lạc, sai lầm, khả năng bỏ sót tội phạm và kết án oan cho người vô tội rất dễ có thể xảy ra, nên trong trường hợp có những dấu hiệu cho thấy vị Thẩm phán hay Hội thẩm không có sự minh bạch, không có sự công bằng thì cần phải có sự thay đổi kịp thời, để tránh sai sót.
Và tùy thuộc vào thời điểm phát sinh hoặc phát hiện trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, việc thay đổi Thấm phán, Hội thẩm được giải quyết như sau:
Việc thay đổi Thẩm phán và Hội thẩm trong quá trình xét xử nếu họ không có sự vô tư, minh bạch là một trong những yếu tố cốt lõi của Nhà nước trong bảo đảm quyền cá nhân, công dân. Việc thay đổi Thẩm phán và Hội thẩm kịp thời, đúng lúc sẽ giảm được những bản án oan sai, bỏ lọt tội phạm trong quá trình tiến hành xét xử vụ án hình sự.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh