2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Thư ký Tòa án là người thực hiện các công việc liên quan đến hỗ trợ điều hành phiên tòa xét xử, hỗ trợ các hoạt động tố tụng thuộc thẩm quyền của Tòa án, vì vậy Thư ký Tòa án cũng là một trong những người tiến hành tố tụng, trong các trường hợp khi nhận thấy Thư ký Tòa án không có sự khách quan, vô tư trong quá trình tiến hành tố tụng thì Thư ký Tòa án cũng bắt buộc phải từ chối tham gia quá trình tố tụng đó hoặc sẽ bị thay đổi theo quy định của BLTTHS 2015.
Căn cứ Điều 54 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về quy định thay đổi Thư ký Tòa án được quy định như sau:
“Điều 54. Thay đổi Thư ký Tòa án
1. Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;
b) Đã tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
2. Việc thay đổi Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.
Việc thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.
Trường hợp phải thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm ngừng phiên tòa.”
Trong hoạt động tố tụng, nhiệm vụ chính của Thư ký Tòa án là ghi biên phiên tòa. Biên bản phiên tòa là một tài liệu tố tụng hết sức quan trọng. Trong biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa và mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu đến khi kết thúc phiên tòa.
Các câu hỏi, câu trả lời, lời trình bày và quyết định tại phiên tòa đều được ghi vào biên bản được quy định tại Điều 258 BLTTHS 2015:
“1. Biên bản phiên tòa phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa và mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa. Cùng với việc ghi biên bản, có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa.
2. Các câu hỏi, câu trả lời, lời trình bày và quyết định tại phiên tòa đều được ghi vào biên bản.
3. Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Tòa án ký vào biên bản đó.
4. Sau khi chủ tọa phiên tòa và Thư ký Tòa án ký vào biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người đó được xem biên bản phiên tòa. Nếu có người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa thì Thư ký Tòa án phải ghi sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản phiên tòa. Không được tẩy xóa, sửa chữa trực tiếp mà phải ghi sửa đổi, bổ sung tiếp vào cuối biên bản phiên tòa và cùng chủ tọa phiên tòa ký xác nhận; nếu chủ tọa phiên tòa không chấp nhận yêu cầu thì phải nêu rõ lý do và ghi vào biên bản phiên tòa.”
Trường hợp nếu Thư ký Tòa án có mối quan hệ với đương sự, không có sự vô tư khách quan trong quá trình tiến hành tố tụng thì sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng biên bản phiên tòa sẽ không được đảm bảo chính xác, mà biên bản phiên tòa có một ý nghĩa hết sức đặc biệt, nó là căn cứ để các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét lại nếu vụ án, nếu vụ án được xét xử theo phiên tòa phúc thẩm, biên bản phiên tòa chính là căn cứ gần gũi nhất, xác thực nhất là tiền đề để người tiến hành tố tụng dựa vào để xét xử, tăng giảm mức độ của vụ án, kiểm tra tính xác thực vụ án, cũng như tiến trình của vụ án. Do vậy, để bảo đảm sự vô tư khách quan của Thư ký Tòa án khi tiến hành tố tụng, đặc biệt là khi ghi biên bản phiên tòa, để bảo đảm biên bản phiên tòa phản ánh đúng diễn biến của phiên tòa, Điều luật quy định cụ thể những trường hợp Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.
Điều luật quy định: Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
+ Được quy định tại Điều 49 của Bộ luật: Khi họ đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo, trong trường hợp này tức là họ có mối quan hệ gần gũi với bị hại, nên sẽ không thể khẳng định được rằng trong quá trình tiến hành tố tụng họ có thể làm đúng theo quy định của BLTTHS đưa ra;
+ Ngoài ra họ đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó.
+ Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Ví dụ: A là Thư ký Tòa án tại quận X, và A có tham gia xét xử phiên tòa về tội cố ý gây thương tích với vai trò là Thư ký Tòa án , bị cáo ở đây là B. A và B trước đó đã có mâu thuẫn, xích mích với nhau từ trước nên trong trường hợp trên B có quyền thay đổi Thư ký Tòa án vì có thể trong quá trình xét xử vì mâu thuẫn cá nhân A có thể không vô tư khách quan, dẫn đến có thể làm bất lợi đối với B. Nên trong trường hợp trên B hoàn toàn quyền để yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng khác.
+ Đã tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên.
Như vậy, Điều luật quy định việc thay đổi Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định. Nếu thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên tòa sẽ do HĐXX quyết định. Trong trường hợp này, HĐXX phải ra quyết định tạm ngừng phiên tòa để Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án cử Thư ký Tòa án khác tiếp tục tiến hành tố tụng.
Và Điều Luật được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Điều 47 BLTTHS 2003, quy định về những trường hợp thay đổi Thư ký Tòa án trong quá trình tiến hành tố tụng theo đúng quy định BLTTHS 2015.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh