2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Để đảm bảo cho việc xử lý vụ án được thận trọng, chống độc đoán và xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, đảm bảo công bằng, Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa để đảm bảo tính minh bạch, khách quan trong vụ án hình sự.
Căn cứ Điều 24 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể được quy định như sau:
“Điều 24. Tòa án xét xử tập thể
Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn do Bộ luật này quy định.”
Đây là một nguyên tắc Hiến định được quy định tại khoản 4 Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định về nguyên tắc xét xử tập thể: “ TAND xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.” Nguyên tắc này đảm bảo bảo đảm cho việc xét xử được đầy đủ, khách quan, toàn diện và bảo đảm cho việc quyết định của HĐXX được công bằng, khách quan, tránh được tính chủ quan, độc đoán của một cá nhân trong HĐXX.
Thành phần của HĐXX được quy định như sau: HĐXX sơ thẩm gồm có một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Đối với vụ án có bị cáo mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì HĐXX sơ thẩm gồm 2 Thẩm phán và 3 Hội thẩm; HĐXX phúc thẩm gồm 3 Thẩm phán.
- Hội đồng giám đốc thẩm:
+ Đối với những vụ án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị thì Uỷ ban Thẩm phán TANDCC xét xử giám đốc thẩm bằng HĐXX gồm 3 thẩm phán. Khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh hoặc cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ theo lãnh thổ bị kháng nghị nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Uỷ ban Thẩm phán TANDCC xét xử bằng HĐXX gồm 3 thẩm phán nhưng không thống nhất khi biểu quyết thông quan quyết định về việc giải quyết vụ án thì Hội đồng toàn thể Uỷ ban Thẩm phán TANDCC xét xử. Thành phần phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia, do Chánh án TANDCC làm chủ tọa phiên tòa. Như vậy, tùy theo số lượng thành viên phiên tòa xét xử giám đốc thẩm, cũng phải ít nhất 7 thành viên (nếu Uỷ ban Thẩm phán TANDCC chỉ có 11 thành viên) hoặc ít nhất 9 thành viên (nếu Uỷ ban Thẩm phán TANDCC có đủ 13 thành viên) mới được coi là hợp lệ.
+ Đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TANDCC, TAQS trung ương bị kháng nghị thì HĐTPTANDTC giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 5 Thẩm phán. Hội đồng toàn thể Thẩm phán TANDTC giám đốc thẩm đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TANDCC, TAQS trung ương bị kháng nghị nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã không thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án. Khi xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng toàn thể Thẩm phán TANDTC thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên ( ít nhất 9 người nếu HĐTPTANDTC có 13 người hoặc 13 người nếu HĐTPTANDTC có 17 người) tham gia do Chánh án TANDTC làm chủ tọa phiên tòa.
-Hội đồng tái thẩm: Theo quy định tại Điều 403 BLTTHS năm 2015 thì các thủ tục khác về tái thẩm được thực hiện theo các quy định về thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Bộ Luật này. Vì vậy Hội đồng tái thẩm thành phần được quy định như thành phần Hội đồng giám đốc thẩm.
Điều luật này quy định thành phần của HĐXX luôn luôn là số lẻ (3 người, 5 người, 9 người, 13 người hay 17 người) để tránh trường hợp tỷ lệ biểu quyết ngang bằng nhau, quy định số lẻ để một bên luôn có số phiếu biểu quyết cao hơn bên kia nhằm giúp cho vụ án được giải quyết, tránh tình trạng kéo dài vì không thống nhất. Trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn, các quyết định của toà án đều phải được sự thống nhất của tập thể, không quyết định theo ý kiến riêng của cá nhân, mọi vấn đề phát sinh trong quá trình xét xử đều phải được thảo luận tập thể, thẩm phán không được tự mình quyết định. Khi xét xử, toà án quyết định theo đa số. Các thành viên của hội đồng xét xử phải giải quyết mọi vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số từng vấn đề, thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bàng văn bản và được để vào hồ sơ.
Trên cơ sở kế thừa nội dung của Điều 17 BLTTHS năm 2003, Điều Luật này đã được bổ sung quy định loại trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn vì phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn sẽ do 1 thẩm phán tiến hành.
Như vậy, nguyên tắc tòa án xét xử theo tập thể góp phần bảo đảm cho quá trình tiến hành tố tụng thực hiện một cách thống nhất, là cơ sở quan trong cho việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp, tạo điều kiện để các cơ quan tổ chức và mọi người tham gia vào việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, tăng cường dân chủ trong tố tụng hình sự, góp phần nhằm nâng cao xây dựng pháp luật tố tụng hình sự.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh