2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bức cung được hiểu là hành vi của người tiến hành tố tụng hình sự sử dụng các thủ đoạn trái pháp luật về tố tụng để buộc người bị thẩm vấn khai sai với sự thật khách quan của vụ án.
Các “thủ đoạn trái pháp luật” đó có thể biểu hiện ở một số hành vi cụ thể như: đe dọa, khủng bố, uy hiếp tinh thần người bị thẩm vấn một cách thô bạo như: dọa sẽ bị tra tấn, dọa sẽ bắt người thân, doạ đánh đập hoặc cùm kẹp, bỏ đói... nếu không khai báo; dùng lý lẽ ngụy biện để tra vặn, dồn ép nhằm buộc người bị thẩm vấn phải khai báo theo ý muốn chủ quan của người thẩm vấn; dùng sức ép của nhiều người, đưa ra đấu tố trước quần chúng, trước tập thể hay trước sức ép của những người bị thẩm vấn khác... Như vậy, bức cung là việc dùng áp lực về mặt tinh thần đối với người bị thấm vấn, nhằm buộc người đó phải khai theo ý muốn của người thấm vấn.
Trong quá trình điều tra, pháp luật cho phép dùng các biện pháp tâm lý để đấu tranh với người bị thẩm vấn nhưng biện pháp tâm lý đó không được mang tính cưỡng bách đối với người bị thẩm vấn, buộc họ phải thay đổi thái độ khi khai báo. Nếu lợi dụng các biện pháp tâm lý, biến nó thành các thủ đoạn để lấy lời khai mà các thủ đoạn này rõ ràng là trái pháp luật, dẫn đến việc người bị thẩm vấn khai sai sự thật, gây hậu quả nghiêm trọng cho việc giải quyết vụ án thì hành vi đó bị coi là hành vi phạm tội.
Điều 374, Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định về việc xử lý đối với tội bức cung như sau:
Điều 374. Tội bức cung
1. Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
d) Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Dẫn đến làm sai lệch kết quả khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử;
g) Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm người bị bức cung tự sát;
b) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm người bị bức cung chết;
b) Dẫn đến làm oan người vô tội;
c) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh