2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Việc xác định tội danh của pháp nhân thương mại phải dựa trên hành vi mà pháp nhân thương mại thực hiện có nằm trong những hành vi bị coi là phạm tội mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự hay không. Tương tự như vậy, việc quyết định hình phạt của pháp nhân thương mại phải dựa trên các căn cứ nhất định.
Điều 83 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội như sau:
“Điều 83. Căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội
Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại và các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại.”
Khi quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại, toà án phải căn cứ vào các quy định của Bộ luật Hình sự để lựa chọn biện pháp xử lí đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm lựa chọn hình thức xử lý (hình phạt hay các biện pháp tư pháp khác) và lựa chọn khung hình phạt đối với pháp nhân.
Khi quy định về một tội phạm, Bộ luật Hình sự quy định rõ khung hình phạt tương ứng với hành vi mà pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu khi thực hiện tội phạm. Do đó, căn cứ vào quy định của Bộ luật này, Tòa án sẽ định danh tội phạm cụ thể và đưa ra khung hình phạt phù hợp.
Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là một dấu hiệu cơ bản của tội phạm. Chỉ những hành vi nào có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đáng kể mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Những hành vi có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội chưa đến mức đáng kể thì không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng có thể vẫn phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc dân sự.
Việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại được coi như tương tự với tình tiết “nhân thân” của người phạm tội. Nếu pháp nhân thương mại chấp hành pháp luật tốt từ trước khi phạm tội, kể cả trong quá trình điều tra và khi xét xử thì có thể được áp dụng mức hình phạt khoan hồng hơn so với những pháp nhân thương mại ngoan cố, không chịu hợp tác với cơ quan điều tra hay pháp nhân thương mại đã nhiều lần bị xử phạt vi phạm hành chính. Việc tuân thủ pháp luật ở đây không chỉ mỗi việc tuân thủ pháp luật hình sự mà còn là việc tuân thủ pháp luật hành chính, dân sự, thuế,....
Ví dụ: Công ty A và Công ty B đều bị truy tố về tội tội trốn thuế theo khoản 3 Điều 200 BLHS năm 2015, nhưng Công ty A đã bị xử phạt hành chính nhiều lần và trong quá trình điều tra không hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, còn Công ty B chưa bị xử phạt lần nào và tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án thì Tòa án có thể áp dụng hình phạt đối với công ty A nặng hơn hình phạt đối với Công ty.
Cũng giống với các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của cá nhân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với pháp nhân thương mại quy định tại phần chung là căn cứ để xác định mức hình phạt cụ thể đối với pháp nhân thương mại.
Pháp nhân thương mại có nhiều tình tiết giảm nhẹ sẽ được hưởng mức hình phạt thấp của khung hình phạt đó. Ngược lại với những pháp nhân thương mai có nhiều tình tiết tăng nặng thì cần áp dụng mức hình phạt cao hơn, tính răn đe mạnh hơn.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh