Cản trở việc thi hành án là hành vi như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:50 (GMT+7)

Giải thích khái niệm cản trở việc thi hành án

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Thi hành án là việc tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án sau khi các cá nhân hay tổ chức có phát sinh tranh chấp, yêu cầu Tòa án giải quyết và Tòa án đã ra bản án, quyết định về vấn đề đó.

Cản trở việc thi hành án được hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn (trong cơ quan Nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội) đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình tác động đến hoạt động thi hành án, gây khó khăn, kéo dài việc thi hành bản án hay quyết định của Toà án hoặc làm cho bản án, quyết định không thể thi hành được. 

Bằng việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình, người thực hiện hành vi này có thể dùng những thủ đoạn khác nhau để tác động đến người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án hoặc tác động đến người phải chấp hành án làm cho việc thi hành án không được thực hiện như: gọi điện, viết thư cho người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án hoặc người có thẩm quyền thi hành quyết định thi hành án tạm dừng việc ra quyết định hoặc tạm dừng việc thi hành quyết định, hoặc tác động đến người phải chấp hành án; tạo điều kiện cho người phải chấp hành án bỏ đi khỏi địa phương  như đi công tác học tập ở nước ngoài dài hạn; chống đối lực lượng thi hành án trước khi cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thi hành án, hoặc có những hành vi khác gây khó khăn cho việc thi hành án,...

Hành vi cản trở việc thi hành án là hành vi gây cản trở đến hoạt động của các cơ quan nhà nước, do vậy, Điều 381, Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về việc xử lý đối với hành vi này như sau: 

Điều 381. Tội cản trở việc thi hành án

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;

b) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;

c) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm;

c) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 200.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại 200.000.000 đồng trở lên.

3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

 

Xem thêm: Tổng hợp các thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực hình sự

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư