Cấp trên, cấp dưới là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:50 (GMT+7)

Trình bày khái niệm cấp trên, cấp dưới

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Cấp trên, cấp dưới là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ theo thứ tự cấp bậc trong lực lượng vũ trang. 

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 23, Luật Quốc phòng năm 2018, lực lượng vũ trang bao gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ. 

- Nếu người phạm tội và người ra lệnh (người bị hại) cùng biên chế trong một cơ quan, đơn vị nhất định thì: 

+ Người có chức vụ cao hơn là cấp trên, người có chức vụ thấp hơn là cấp dưới, mà không phân biệt cấp bậc. 

+ Người có cấp bậc cao hơn là cấp trên, nếu những người đó có cùng chức vụ.

- Nếu người phạm tội và người ra lệnh (người bị hại) không cùng biên chế trong một cơ quan, đơn vị nhất định thì: 

+ Người có cấp bậc cao hơn là cấp trên, mà không phân biệt chức vụ trong quân đội; 

+ Người có chức vụ trong Quân đội cao hơn là cấp trên, nếu những người đó cùng cấp bậc. 

- Nếu người phạm tội và người ra lệnh (người bị hại) không cùng biên chế trong một cơ quan, đơn vị nhất định, nhưng cùng thực hiện một nhiệm vụ trong một thời gian nhất định thì: 

+ Người được giao phụ trách là cấp trên mà không phân biệt cấp bậc, chức vụ;

+ Người có cấp bậc cao hơn là cấp trên mà không phân biệt chức vụ nếu không có ai được giao phụ trách;

- Người có chức vụ trong Quân đội cao hơn là cấp trên, nếu những người đó có cùng cấp bậc và không có ai được giao phụ trách. 

Điều 26 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định về loại trừ trách nhiệm hình sự trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên.

Điều 26. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên

Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.

Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 421, khoản 2 Điều 422 và khoản 2 Điều 423 của Bộ luật này.”

Xem thêm: Tổng hợp các thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực hình sự

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư