2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Có thể thấy trong thời gian vừa qua, nhiều vụ cháy xảu ra gây thiệt hại rất lớn về người và của. Các cụ cháy lớn xảy ra tập trung tại các tỉnh, thành phố có tốc độ phát triển kinh tế và tốc độ đô thị hóa nhanh, có nhiều khu công nghiệp, khu dân cư. Cơ sở xảy ra cháy chủ yếu là cơ sở sản xuất, chế biến các mặt hàng dễ cháy, nổ với quy mô, diện tích nhà xưởng lớn trong các khu công nghiệp…Khi có cháy nổ, hậu quả để lại là rất nặng. Điều nay đặt ra vấn đề cần đẩy mạnh việc quản lý nhà nước trong việc sử dụng, quản lý chất cháy. Vậy chất cháy là gì? Tội phạm vi phạm quy định về quản lý chất cháy được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây.
Cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường.
Chất cháy là những chất có đặc tính tự bốc cháy không tiếp xúc với oxy trong không khí, nước hoặc khi có tác động của các yếu tố khác và những chất dễ tự bốc cháy ở nhiệt động không cao như diêm tiêu, phốt pho, thuốc đạm. Chất cháy là những chất có khả năng tham gia phản ứng cháy với chất oxy hóa. Chất cháy trong tự nhiên rất phong phú, đa dạng. Người ta có thể phân loại chất cháy theo khả năng cháy hoặc theo trạng thái tồn tại của chúng.
- Phân loại theo khả năng cháy, thì chúng ta chia chúng ra làm 3 loại:
Chất dễ cháy: là những chất có khả năng bắt lửa và cháy ngay trong điều kiện bình thường của môi trường. Ví dụ như: bông vải, giấy, xăng dầu, rượu...
Chất khó cháy: là những chất chỉ có khả năng cháy được ở những nơi có nhiệt độ cao. Ví dụ như kim loại đồng, hợp kim thép, dung dịch rượu etylic loãng...
Chất không cháy: là những chất không có khả năng cháy khi được đốt nóng. Ví dụ như: gạch, đá, bêtông...
- Phân loại theo trạng thái tồn tại, thì chất cháy chia làm ba loại:
Chất cháy khí: là những chất cháy tồn tại ở dạng khí như: hyđrô, axêtylen, khí gas…
Chất lỏng cháy: là những chất cháy tồn tại ở dạng lỏng như: xăng, dầu, các axit hữu cơ, rượu...
Chất rắn cháy: là những chất cháy tồn tại ở dạng rắn như: gỗ, vải, sợi, cao su...
Từ những quy định trên, có thể thấy, chất cháy là những chất vô cùng nguy hiểm, do đó không thể sản xuất, vận chuyển, tàng trữ một cách bừa bãi. Để đảm bảo trật tự an ninh, an toàn xã hội cần phải quản lý nghiêm ngặt đối với việc sử dụng, quản lý chất cháy.
Căn cứ theo quy định tại Điều 311 Bộ Luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 113 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ Luật hình sự 2017 quy định về tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc như sau:
“1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Làm chết người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
b) Làm chết 02 người;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Làm chết 03 người trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo đó, có thể phân tích cấu tội tội phạm đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc như sau:
- Thứ nhất, mặt khách quan:
Mặt khách quan thể hiện qua các hành vi sau: sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc.
Chất cháy: là chất có tính dễ cháy ngay cả ở điều kiện thường, hoặc dễ gây ra các đám cháy,nổ lớn khi tiếp xúc với oxi.
Hậu quả: Hậu quả không phải là yếu tố băt buộc đối với tội này. Chỉ cần có hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc là đã có căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự.
-Thứ hai, mặt chủ quan
Chủ thể thực hiện tội phạm với lỗi cố ý
- Thứ ba, chủ thể:
Chủ thể là bất kỳ người nào có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi do luật định.
- Thứ tư, khách thể:
Khách thể bị xâm phạm trong trường hợp này là trật tự quản lý nhà nước về sản xuẩ, vận chuyển, sử dụng, mua bán chất cháy, chất độc. Ngoài ra còn có thể xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe con người.
Xem thêm: Tổng hợp các thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực hình sự
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh