2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Người dưới 18 tuổi là một trong các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, bởi chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như tinh thần. Vì vậy, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội luôn được pháp luật chú trọng, chủ yếu nhằm giáo dục, cải tạo người phạm tội nhận ra những sai lầm khuyết điểm và làm sao để có điều kiện tốt nhất để hòa nhập với cộng đồng. Theo đó biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng chính là biện pháp được Nhà nước đề ra để giáp dục, cải tạo người dưới 18 tuổi phạm tội. Để đảm bảo hoạt động giáo dục, cải tạo diễn ra hiệu quả pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể về chế độ ăn, mặc của học sinh trong trường giáo dưỡng. Nội dung bài viết dưới đây của Luật Hoàng Anh sẽ trình vày cụ thể về vấn đề này.
Trường giáo dưỡng là cơ sở giáo dục đặc biệt được Nhà nước thành lập để giáo dục, cải tạo người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác. Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định “giáo dục tại trường giáo dưỡng” là biện pháp tư pháp duy nhất được quy định tại điều 96 Bộ Luật hình sự áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy cần phải có kỉ luật chặt chẽ và cách li họ khỏi môi trường xã hội để giáo dục và cải tạo thành công dân có ích cho xã hội.
Biện pháp “giáo dục tại trường giáo dưỡng” buộc người phạm tội phải chịu sự quản lí chặt chẽ và phải cách li khỏi xã hội nhưng họ được học tập văn hoá và nghề nghiệp. Tại đây, người dưới 18 tuổi phạm tội rèn luyện và cải tạo lối sống trước đây của mình để trở thành công dân có ý thửc pháp luật đầy đủ trong tương lai. Họ không bị giam giữ như trong trường hợp bị áp dụng hình phạt tù.
Căn cứ theo ĐIều 149 Luật Thi hành án hình sự 2019, Điều 28 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định về chế độ ăn, mặc của học sinh trường giáo dưỡng như sau:
- Học sinh được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau xanh, thịt, cá, đường, nước mắm, dầu ăn, bột ngọt, muối, chất đốt. Cụ thể, học sinh được Nhà nước đảm bảo, tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng gồm:
+ 17 kg gạo tẻ;
+ 1,2 kg thịt lợn;
+ 1,2 kg cá;
+ 0,5 kg đường;
+ 0,75 lít nước mắm;
+ 0,1 kg bột ngọt;
+ 0,5 kg muối;
+ 15 kg rau xanh;
+ 0,2 lít dầu ăn;
+ Gia vị khác tương đương 0,5 kg gạo tẻ;
+ Chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.
Lương thực, thực phẩm, chất đốt bảo đảm chất lượng và có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương.
- Ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật, học sinh được ăn thêm nhưng mức ăn không quá 05 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
- Học sinh được bảo đảm ăn, uống hợp vệ sinh. Chế độ ăn đối với học sinh ốm đau, bệnh tật, thương tích do y sỹ hoặc bác sỹ chỉ định.
- Hằng năm, học sinh được cấp quần áo, chăn, chiếu, màn và các đồ dùng sinh hoạt khác; học sinh nữ được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh cá nhân. Chế độ mặc và đồ dùng sinh hoạt của mỗi học sinh trong một năm được cấp như sau:
+ 02 bộ quần áo dài;
+ 01 bộ quần áo dài đồng phục;
+ 02 bộ quần áo lót;
+ 02 đôi dép nhựa;
+ 01 áo mưa nilông;
+ 01 mũ cứng;
+ 01 mũ vải;
+ 03 khăn mặt;
+ 03 bàn chải đánh răng;
+ 02 chiếu cá nhân;
+ 800 g kem đánh răng;
+ 3,6 kg xà phòng;
+ 800 ml dầu gội đầu.
- Học sinh vào trường giáo dưỡng được cấp 01 màn, 01 chăn sợi. Từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên, mỗi học sinh được cấp thêm 01 áo ấm, 02 đôi tất và 01 mũ len, 01 chăn bông có vỏ nặng không quá 02 kg dùng trong 02 năm. Đối với học sinh phải chấp hành từ 12 tháng trở lên thì được cấp 02 lần (trừ chăn bông).
- Học sinh được mang vào trường giáo dưỡng những đồ dùng cá nhân thiết yếu để sử dụng theo quy định của Bộ Công an. Học sinh nữ được cấp đồ dùng cần thiết cho vệ sinh cá nhân tương đương 03 kg gạo tẻ/học sinh/tháng.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh