2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Chiếm đoạt chiến lợi phẩm là hành vi của người có nhiệm vụ chiến đấu hoặc thu dọn chiến trường đã không giao nộp cho chỉ huy đơn vị hoặc người có thẩm quyền chiến lợi phẩm thu giữ được.
Trong đó: chiến lợi phẩm được hiểu là các vũ khí, đồ dùng, trang thiết bị thu được của địch khi thắng trận. Cụ thể chiến lợi phẩm thu được của địch trong chiến tranh bao gồm vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự, quân trang, lương thực, thực phẩm, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh và các tài sản khác. Đây là những thứ đồ vật thu được sau khi chiến thắng thì cần phải giao nộp lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chỉ huy đơn vị. Tuy nhiên, người có nhiệm vụ thu dọn hiện trường đã không giao nộp lại. Đây hành vi ảnh hưởng trực tiếp tới kỷ luật chiến đấu của Quân đội nhân dân, xâm phạm tới quyền sở hữu của Nhà nước đối với chiến lợi phẩm.
Do vậy, Điều 419, Bộ Luật Hình sự quy định về việc xử lý đối với tội chiếm đoạt hoặc huỷ hoại chiến lợi phẩm như sau:
"Điều 419. Tội chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm
1. Người nào trong chiến đấu hoặc khi thu dọn chiến trường mà chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Chiến lợi phẩm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến uy tín quân đội;
d) Chiến lợi phẩm có giá trị trong quân sự;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
a) Chiến lợi phẩm trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Chiến lợi phẩm có giá trị đặc biệt trong quân sự;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.”
Xem thêm: Tổng hợp các thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực hình sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh