Chống mệnh lệnh là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:51 (GMT+7)

Giải thích khái niệm chống mệnh lệnh

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Chống mệnh lệnh được hiểu là hành vi từ chối hoặc không thực hiện mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc của cấp trên quân đội nhân dân Việt Nam.

Từ chối không thực hiện mệnh lệnh là hành vi, có thể bằng lời nói hoặc hành động, công khai thể hiện sự chống lại mệnh lệnh của người chỉ huy có thẩm quyền.

Cố tình không thực hiện mệnh lệnh là hành vi tuy không công khai thể hiện sự chống lại mệnh lệnh nhưng cố tình không thực hiện nhiệm vụ được giao, mặc dù không có trở ngại gì.

Người chỉ huy trực tiếp là quân nhân được giao chỉ huy một tổ chức bộ đội nhất định từ tiểu đội hoặc tương đương trở lên và người phạm tội thuộc trong biên chế của tổ chức đó. Cấp trên có thẩm quyền là người có chức vụ cao hơn (nếu người phạm tội và người bị hại cùng biên chế trong một tổ chức bộ đội nhất định) hoặc là người có cấp bậc quân hàm cao hơn (nếu không cùng biên chế trong một tổ chức bộ đội).

Mệnh lệnh là lệnh của cấp trên (bằng lời nói hoặc văn bản) bắt buộc cấp dưới phải chấp hành. Mệnh lệnh này phải là mệnh lệnh hợp pháp của người chỉ huy có thẩm quyền.

 Mệnh lệnh trong trường hợp này phải là của người chỉ huy trực tiếp đối với cán bộ chiến sĩ là cấp dưới (như mệnh lệnh của tiểu đội trưởng đối với chiến sĩ; Mệnh lệnh của Trung đội trưởng đối với các tiểu đổi trưởng) hoặc của cấp trên (ví dụ như của Đại đội trưởng ra lệnh cho Trung đội trưởng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu) đối với cấp dưới. Mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc của cấp trên phải là mệnh lệnh hợp pháp (tức mệnh lệnh không trái pháp luật). 

Hành vi này xâm phạm nghiêm trọng đến quan hệ chỉ huy, phục tùng trong quân đội, đến kỷ luật quân đội. 

Với tính chất nghiêm trọng như vậy, Điều 394, Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định về tội này như sau: 

Điều 394. Tội chống mệnh lệnh

1. Người nào từ chối chấp hành hoặc cố ý không thực hiện mệnh lệnh của người có thẩm quyền, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

b) Lôi kéo người khác phạm tội;

c) Dùng vũ lực;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Trong chiến đấu;

b) Trong khu vực có chiến sự;

c) Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

d) Trong tình trạng khẩn cấp;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.”

Xem thêm: Tổng hợp các thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực hình sự

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư