Chủ thể nào có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:07 (GMT+7)

Bài viết trình bày về những chủ thể có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật.

Khách quan- vô tư- công bằng trong hoạt động tố tụng hình sự luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động tố tụng, trong hoạt động tố tụng hình sự các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng có nhiệm vụ nghiên cứu và xử lý vụ án tìm ra chân tướng sự thật, đòi lại công bằng cho người bị hại, trong suốt quá trình tố tụng đó vai trò của các cơ quan, người tiến hành tố tụng giữ một vị trí hàng đầu, chính vì vậy, để đảm bảo cho hoạt động tiến hành tố tụng được diễn ra công bằng, vô tư, minh bạch BLTTHS quy định khi phát hiện ra các cơ quan, người có quyền tiến hành tố tụng không có sự vô tư, khách quan trong quá trình làm nhiệm vụ thì có thể tự thay đổi người tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật. Và chủ thể có quyền đề nghị thay đổi cơ quan, người có quyền tiến hành tố tụng được quy định cụ thể tại BLTTHS năm 2015.

1.  Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) về những chủ thể có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được quy định như sau:

“Điều 50. Người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

1. Kiểm sát viên.

2. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ.

3. Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.”

2. Chủ thể có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Điều luật được xây dựng trên cơ sở sử đổi, bổ sung Điều 43 BLTTHS 2003, quy định về những người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Việc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể do chính họ từ chối hoặc bị thay đổi theo đề nghị của những người được BLTTHS quy định có quyền đề nghị thay đổi. Nếu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc trường hợp phải từ chối hoặc có căn cứ rõ ràng khác phải từ chối tiến hành tố tụng nhưng không tự mình từ chối thì những người sau đây có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng:

  1. Kiểm sát viên:

 Đây là chức danh duy nhất trong số những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án) có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Quy định này xuất phát từ chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của Kiểm sát viên. Trong trường hợp có căn cứ quy định tại Điều 49 BLTTHS 2015 về các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi họ: đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo; đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó và có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ thì Kiểm sát viên có quyền đề nghị Thủ trưởng Cơ quan Điều tra thay đổi Điều tra viên hoặc cán bộ điều tra; đề nghị Chánh án thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án.

b. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ.

Trước hết ta hiểu thế nào là:

  • Người bị tạm giữ: là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội từ đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ;
  • Bị can: là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự;
  • Bị cáo: là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử
  • Bị hại: là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về vật chất, tinh thẩn, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra
  • Nguyên đơn dân sự: là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại
  • Bị đơn dân sự: là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Tại sao Bộ luật tố tụng lại quy định các chủ thể trên được quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tố tụng? Bởi vì, như chúng ta thấy, các chủ thể: người bị tạm giam, bị can, bị cáo, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự họ tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự là để bảo vệ quyền và lợi ích của họ trong vụ án, họ muốn có một bản tuyên án công tâm và bình đằng nhất, chính vì vậy trước khi phiên tòa xét xử được diễn ra, họ có thẩm quyền thay đổi người tiến hành tố tụng để bảo vệ quyền lợi của mình nếu trong số người tiến hành tố tụng, họ thấy chưa có sự vô tư, là người thân thích và đã tham gia với một vài trò tố tụng khác, khi đó họ có quyền yêu cần thay đổi người tiến hành tố tụng mới.

c. Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.

- Người bào chữa: theo quy định tại Điều 72 BLTTHS 2015 “Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.”

- Người bào chữa có thể là:

 + Luật sư;

 + Người đại diện của người bị buộc tội;

 + Bào chữa viên nhân dân;

 + Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau, những người sau không được bào chữa:

+ Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;

+ Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

Như vậy, người bào chữa là người  được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc do cơ quan có thẩm quyền tiên hành tố tụng chỉ định, nhiệm vụ và mục đích của người bào chữa và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự đó là nhằm làm sáng tỏ những tình tiết vụ án nhằm chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm, đòi lại công bằng cho người bị buộc tội về mặt pháp lý để bảo vệ quyền và pháp lý của họ, cũng vì thế nên trong trường hợp họ thấy cơ quan, người tiến hành tố tụng không vô tư, có mối quan hệ với các đương sự khác thì họ có quyền thay đổi người tiến hành tố tụng.

Trong số những người tham gia tố tụng, chỉ có những người quy định tại điểm b và c trên đây mới là quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng vì đây là những người có lợi ích trưc tiếp liên quan đến việc giải quyết vụ án (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ) hoặc là những người có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho họ ( người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hơp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.)

Quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể được thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào, bất cứ giai đoạn nào trong tố tụng hình sự cho đến khi đại diện Viện kiểm sát công bố bản cáo trạng (ở phiên tòa sơ thẩm) hoặc cho đến khi HĐXX bắt đầu xét hỏi (ở phiên tòa phúc thẩm).

Một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự là bảo đảm sự vô tư của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, BTTHS 2015 đã có sự sửa đổi, bổ sung về việc từ chối và thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cho phù hợp với các quy định mới trong Bộ Luật.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư