2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Chuẩn bị phạm tội là hành vi tạo ra điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm mà chưa thực hiện tội phạm vì nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề này, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Điều 14 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định chuẩn bị phạm tội như sau:
“Điều 14. Chuẩn bị phạm tội
1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.
2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Chuẩn bị phạm tôi được quy định tại Điều 14 Bộ luật hình sự năm 2017 và đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 gồm 03 khoản với nội dung như sau:
Khoản 1 Điều 14, các nhà làm luật đưa ra một định nghĩa “Chuẩn bị phạm tội” là gì? Theo đó chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm. Đây là những điều kiện cần, chuẩn bị cho hành vi phạm tội được diễn ra. Bộ luật hình sự 2015 đã thêm quy định “thành lập, tham gia nhóm tội phạm” là hành vi tạo điều kiện cần thiết để thực hiện tội phạm.
Hành vi chuẩn bị phạm tội được đánh giá và phân biệt thành hai loại: Loại hành vi chuẩn bị phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự và loại không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mặc dù cả hai loại đều chưa gây ra hậu quả, nhưng tính chất nguy hiểm của hành vi chuẩn bị phạm tội có khác nhau và sự khác nhau đó lại không phụ thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi chuẩn bị mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào tính chất nghiêm trọng của tội phạm mà người đó định thực hiện. Về lý luận thì chỉ có tội phạm được thực hiện do cố ý (cố ý trực tiếp) thì mới có giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Do đó, sẽ không có hành vi chuẩn bị phạm tội mà tội phạm đó sẽ được thực hiện do lỗi cố ý gián tiếp hoặc do lỗi vô ý.
Tuy nhiên, việc thành lập, tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109 (Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), điểm a khoản 2 Điều 113 (Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố) hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 (Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố) của Bộ luật này không được coi là chuẩn bị phạm tội. Bởi các tội phạm tại những điều này không có giai đoạn chuẩn bị, hành vi phạm tội của 3 tội này được quy định chính là hành vi “thành lập, tham gia tổ chức,...”.
Khoản 2 điều này quy định người chuẩn bị phạm tôi phải chịu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp quy định tại cac điều: 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này. Chuẩn bị phạm tội là trường hợp chưa thực hiện tội phạm nhưng với tính chất là hành vi tại điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm, việc hành vi phạm tội có xảy ra hay khôn phụ thuộc rất lớn vào hành vi chuẩn bị. Do vậy hành vi phạm tội có tính nguy hiểm cho xã hội và cần chịu trách nhiệm hình sự.
Khoản 3 điều này quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự đối với giai đoạn chuẩn bị của hai tội phạm quy định tại điều 123 (tội giật người) và điều 168 (tội cướp tài sản). Như vậy, đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên chuẩn bị phạm tội sẽ áp dụng theo khoản 2 điều 14.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh