2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Chức vụ được hiểu là nhiệm vụ và quyền hạn tương ứng với chức danh được bổ nhiệm hoặc được bầu do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác.
Pháp luật hiện hành không quy định rõ khái niệm chức vụ, tuy nhiên, trong Nghị định 92/2009/NĐ-CP, tại điều 3 có quy định một số chức vụ như sau:
Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam….
Từ quy định trên, có thể thấy chức vụ là sự đảm nhiệm vai trò, vị trí cụ thể trong một tổ chức, đơn vị. Để có một chức vụ, hay đạt được một chức vụ nhất định buộc cá nhân phải trải qua quá trình tuyển dụng và đào tạo để tương ứng với vị trí, chức vụ đó.
Chức vụ và chức danh thường đi kèm với nhau. Ví dụ: Chức danh giáo sư, tiến sĩ đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tư pháp, chức danh giáo viên trong trường học nhưng giáo viên đó lại đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng hay trưởng bộ môn…. Cùng chức danh là đoàn viên nhưng nếu đặt trong đoàn thể là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thì đoàn viên có thể có chức vụ như Bí thư trung ương Đoàn, ở các địa phương thì người đứng đầu Đoàn thể là chức vụ Bí thư tỉnh đoàn,…
Xem thêm: Tổng hợp các thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực hình sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh