2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Pháp nhân thương mại phạm tội là việc pháp nhân thương mại thực hiện những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự Việt Nam. Khi pháp nhân thương mại bị kết án, pháp nhân thương mại phải chịu hình phạt và những biện pháp tư pháp khác theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Vậy pháp luật hiện hành quy định thế nào về hoạt động thi hành án đối với pháp nhân thương mại mà cụ thể là về cơ quan được giao nhiệm vụ thi hành án? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua bài viết sau.
Điều 75 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:
“Điều 75. Pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Theo đó, để được công nhận là pháp nhân thương mại thì trước hết pháp nhân đó phải thảo mãn các điều kiện về pháp nhân theo quy định tại Điều 74 Bộ Luật dân sự 2015 như sau:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Từ đó có thể đưa ra khái niệm pháp nhân thương mại như sau:
Pháp nhân thương mại là tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tái ản của mình, nhân danh minh tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập và có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
Pháp nhân thương mại chấp hành án là pháp nhân thương mại bị kết án, phải chịu hình phạt, biện pháp tư pháp theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Điều 158 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định:
- Đối với hình phạt, biện pháp tư pháp quy định tại các điều 78, 79, 80, 81 và điểm b, điểm c khoản 1 Điều 82 của Bộ luật Hình sự theo quy định của Luật Thi hành án hình sự thì do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thi hành.
- Đối với hình phạt tiền quy định tại Điều 77, biện pháp tư pháp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 82 của Bộ luật Hình sự thì do cơ quan thi hành án dân sự thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định 55/2020/NĐ-CP quy định về cơ quan, tổ chức, cá nhân thi hành án đối với pháp nhân thương mại như sau:
- Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án hình sự) chủ trì tổ chức thi hành án đối với pháp nhân thương mại.
- Cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại được quy định tại khoản 25 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự phải có trách nhiệm phối hợp trong thi hành án đối với pháp nhân thương mại theo yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự.
- Cơ quan, tổ chức và cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại trong thi hành án đối với pháp nhân thương mại.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh