2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật là dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác nhằm buộc người làm chứng, người bị hại, người giám định hoặc người phiên dịch phải khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, kết luận gian dối hoặc dịch xuyên tạc.
Cung cấp tài liệu sai sự thật được hiểu là hành vi của người làm chứng, người giám định đã giao những tài liệu sai sự thật cho cơ quan tiến hành mà mình biết rõ đó là sai sự thật.
Đối với người làm chứng đã có lời khai không đúng với các tình tiết của vụ án (chứng gian) hoặc cung cấp những tài liệu sai sự thật về vụ án như; bịa đặt ra những tình tiết không có hoặc phủ nhận những tình tiết có thật của vụ án như: nhìn thấy nhưng khai là không nhìn thấy hoặc ngược lại; có mặt ở nơi xảy ra vụ án nhưng khai là không có mặt hoặc ngược lại; xác nhận gian dối tình trạng ngoại phạm của người phạm tội; cung cấp các tài liệu, đồ vật, tin tức nhằm làm sai lệch các tình tiết của vụ án,...
Đối với người giám định đã kết luận giám định gian dối không đúng với tình tiết khách quan của vụ án như: chất đem gửi đến là chát ma tuý nhưng người giám định đã kết luận là không phải là chất ma tuý, nên Cơ quan điều tra không khởi tố được bị can đối với người vận chuyển chất ma tuý; tỷ lệ thương tật của người bị hại dưới 11% nhưng người giám định lại kết luận người bị hại có tỷ lệ thương tật là 25%; công trình xây dựng không đúng thiết kế nhưng người giám định lại kết luận là đúng thiết kế; người phạm tội không mắc bệnh tâm thần nhưng người giám định lại kết luận là mắc bệnh tâm thần; người phạm tội đã đủ 18 tuổi nhưng người giám định lại kết luận mới 16 tuổi; chứ ký trong giấy biên nhận đúng là của đương sự nhưng lại kết luận là không phải,...
Đối với người phiên dịch đã phiên dịch không đúng với tiếng nói, chữ viết hoặc dấu hiệu của người tham gia tố tụng mà cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu phiên dịch; xuyên tạc nội dung tài liệu mà người phiên dịch có trách nhiệm phải dịch theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng; xuyên tạc nội dụng câu hỏi, câu trả lời mà người phiên dịch có trách nhiệm phải dịch trong quá trình lấy lời khai của người tiến hành tố tụng đối với người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, đối với đương sự trong vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính. Người phiên dịch có thể dịch trực tiếp bằng lời nói, nhưng cũng có thể dịch bằng chữ viết.
Hành vi cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật là hành vi khách quan của tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu được quy định tại Điều 384, Bộ Luật hình sự năm 2015, cụ thể như sau:
“Điều 384. Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu
1. Người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc không khai báo, không cung cấp tài liệu; mua chuộc hoặc cưỡng ép người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối, người phiên dịch, người dịch thuật dịch xuyên tạc, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.”
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh