Đánh tráo tài sản bị kê biên?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:56 (GMT+7)

Giải thích hành vi đánh tráo tài sản bị kê biên

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Trong pháp luật về tố tụng hình sự, kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước áp dụng đối với tội mà theo quy định của Bộ luật Hình sự có thể bị phạt tiền hoặc tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 

Trong trường hợp này, chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại. Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ bảo quản. Người được giao bảo quản mà có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

Còn trong tố tụng dân sự, kê biên tài sản là một trong những biện pháp khẩn cấp tạm thời mà pháp luật thực hiện để ngăn cản những hành vi trái pháp luật đối với tài sản trong qúa trình giải quyết tranh chấp dân sự. 

Nói cách khác, kê biên tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản.

Tài sản bị kê biên có thể được thu giữ, bảo quản tại cơ quan thi hành án dân sự hoặc lập biên bản giao cho một bên đương sự hoặc người thứ ba quản lý cho đến khi có quyết định của Tòa án.

Đánh tráo tài sản bị kê biên được hiểu là hành vi đối tài sản khác tương tự (vật cùng loại) vào thay thế tài sản bị kê biên bị lấy ra (thông thường đổi tài sản có chất lượng kém, hoặc xấu hơn, giá trị thấp hơn so với tài sản bị kê biên). 

Việc đánh tráo tài sản bị kê biên là hành vi khách quan của tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong toả tài sản như sau được quy định chi tiết tại Điều 385, Bộ Luật Hình sự năm 2015, cụ thể như sau: 

"Điều 385. Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản

1. Người nào được giao giữ, quản lý tài sản bị kê biên, bị niêm phong hoặc vật chứng bị niêm phong, tài khoản bị phong tỏa mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phá hủy niêm phong, giải tỏa việc phong tỏa tài khoản mà không có quyết định của người có thẩm quyền;

b) Tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại tài sản bị kê biên.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch;

b) Dẫn đến bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 100.000.000 đồng trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

   Xem thêm: Tổng hợp các thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực hình sự

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư