2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Đào phá mồ mả là hành vi dùng công cụ như cuốc, xẻng, thuốc nổ làm thay đổi, biến dạng, hư hỏng, huỷ hoại mồ mả (nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt mồ mả hay đồ vật trên mồ mả).
Hành vi đào, phá mồ mả được thực hiện dưới nhiều phương thức khác nhau và với những động cơ, mục đích khác nhau như: để lấy những đồ vật quý hiếm mà thân nhân người quá cố cho vào quan tài chôn cùng với người quá cố; để trả thù thân nhân người quá cố; để che giấu hành vi phạm tội… Tuy nhiên, nếu hành vi đào, phá mồ mả, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không coi là hành vi phạm tội như: đào mộ để bắt chuột, bắt rắn; đập phá một vài hoa tiết trang trí trên mộ…
Đây là hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến mồ mả củ người đã chết, thông qua đó xâm phạm đến phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Hành vi đào phá mồ mả là một trong các hành vi khách quan của tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt được quy định tại Điều 319, Bộ Luật hình sự năm 2015, cụ thể như sau:
“Điều 319. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt
1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;
c) Vì động cơ đê hèn;
d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.”
Xem thêm: Tổng hợp các thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực hình sự
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh