2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Xâm phạm tính mạng được hiểu là trường hợp người thực hiện hành vi giết cán bộ, công chức hoặc công dân bằng nhiều phương thức như bắn, chém, đâm, đầu độc….
Đe doạ xâm phạm tính mạng được hiểu là hành vi làm cho cán bộ, công chức hoặc công dân có cơ sở tin rằng sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng như (doạ sẽ đặt bom, doạ không đảm bảo tính mạng)…
Hành vi đe doạ xâm phạm tính mạng là một trong các hành vi khách quan của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân được quy định tại Điều 133, Bộ Luật Hình sự năm 2015, cụ thể như sau:
“Điều 113. Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;
b) Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;
c) Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác; chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
d) Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc người khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Khủng bố cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo đó, khủng bố là một, một số hoặc tất cả hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng.
Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân có thể gây ra 02 loại hậu quả:
Hậu quả trực tiếp: gây chết người, thương tích, tự do thân thể hoặc tinh thần bị xâm hại.
Hậu quả gián tiếp: thông qua việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần, tự do thân thể của cán bộ, công chức hay người khác, người phạm tội có thể làm suy yếu chính quyền nhân dân. Hậu quả này không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
Xem thêm: Tổng hợp các thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực hình sự
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh