2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Động cơ là yếu tố thúc đẩy, đóng vai trò là đích cuối cùng của hoạt động, giúp duy trì hoạt động trong suốt quá trình hoạt động của mình. Động cơ được hình thành trên cơ sở nhu cầu của con người, khi nhu cầu của con người đã được nhận thức đầy đủ và có khả năng thực hiện thì nó trở thành động cơ.
Động cơ là tiền đề, điều kiện đầy đủ nhất của hoạt động. Không có động cơ sẽ không có hoạt động của con người, động cơ đóng vai trò thúc đẩy, duy trì hoạt động, động cơ là mục đích cuối cùng của hoạt động.
Động cơ phạm tội được hiểu là động lực bên trong thúc đẩy kẻ phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Động cơ thường có liên quan chặt chẽ tới mục đích phạm tội.
Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội cố ý trực tiếp.
Trong trường hợp cố ý phạm tội thì bao giờ hành vi của người phạm tội cũng được thúc đẩy bởi động cơ phạm tội, chỉ những trường hợp phạm tội do vô ý, cẩu thả hay quá tự tin mới không có động cơ phạm tội thúc đẩy.
Trong thực tế, có những động cơ phạm tội xuất phát từ:
- Sự ham muốn vật chất, làm giàu bất chính
Động cơ này xuất hiện phổ biến ở các đối tượng phạm các tội hình sự như tội phạm ma tuý, tội phạm giết người, cướp tài sản, tham nhũng…
- Sự suy tính, muốn nâng cao thể diện bản thân mà hạ bệ người khác
Động cơ này xuất hiện ở một số tội như tội cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ, tội làm nhục người khác…
- Sự hiếu chiến cá nhân, coi thường lợi ích của người khác
Động cơ này xuất hiện ở một số tội như tội cố ý gây thương tích, tội giết người…
- Sự tự bảo vệ mình
Đông cơ này có thể xuất hiện ở các tội như tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Xem thêm: Tổng hợp các thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực hình sự
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh