2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tội phạm có thể chỉ do một người thực hiện nhưng cũng có thể do nhiều người cùng gây ra. Trường hợp có nhiều người cố ý cùng thực hiện tội phạm được gọi là đồng phạm. Bộ luật hình sự quy định đồng phạm được coi là hình thức phạm tội đặc biệt. Trong bài viết này, luật Hoàng Anh xin giới thiệu về vấn đề này với bạn đọc.
Điều 17 số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định về đồng phạm như sau:
“Điều 17. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”
Khoản 1 quy định về khái niệm “đồng phạm”: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”
Về mặt khách quan, đồng phạm đòi hỏi 02 dấu hiệu được quy định tại khoản 1 Điều 17 là: “có hai người trở lên” và “cùng thực hiện một tội phạm”.
Trong đó, dấu hiệu “có hai người trở lên” thể hiện số lượng người thực hiện tội phạm phải ít nhất là 02 người và 02 người này phải có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm: có năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi và tuổi chịu trách nhiệm hình sự). Dấu hiệu “cùng thực hiện một tội phạm” có nghĩa, đồng phạm phải tham gia cùng một tội phạm với một trong 04 hành vi: hành vi thực hiện tội phạm; hành vi tổ chức thực hiện tội phạm; hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm; hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm.
Về mặt chủ quan, đồng phạm đòi hỏi những người phạm tội “cố ý cùng thực hiện” tội phạm đó. Cụ thể:
- Về lí trí: mỗi người đều biết hành vi của mình có tính gây ra hậu quả cho xã hội và đều biết người khác (người cùng thực hiện tội phạm) cũng có hành vi như vậy cùng với mình. Thậm chí, mỗi người đồng phạm còn thấy trước hậu quả thiệt hại của tội phạm mà họ thực hiện.
- Về ý chí: Những người đồng phạm cùng mong muốn hoạt động chung và cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Như vậy trong trường hợp đồng phạm có 02 hình thức lỗi là lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp. Trong một số trường hợp, đồng phạm còn yêu cầu thỏa mãn dấu hiệu mục đích khi thực hiện tội có mục đích phạm tội là dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm. Ví dụ, Điều 113 BLHS 2015 quy định về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, vậy mục đích ở đây là “chống chính quyền nhân dân”, những người cùng thực hiện hành vi khủng bố phải cùng mục đích là chống chính quyền nhân dân mới được coi là đồng phạm.
Khoản 2 Điều 17 BLHS 2017 quy định hình thức phạm tội có tổ chức.
Đây cũng được coi là một dạng đồng phạm: “phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”. Với quy định trên, BLHS 2015 xác định có 02 hình thức đồng phạm là phạm tội có tổ chức và đồng phạm bình thường.
Trong đó phạm tội có tổ chức có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn ở “sự cấu kết chặt chẽ” giữa những đồng phạm. Đặc điểm này vừa thể hiện mức độ liên kết về mặt chủ quan vừa thể hiện sự phân chia vai trò, nhiệm vụ về mặt khách quan của đồng phạm, cụ thể:
- Nhóm tội phạm được hình thành để hoạt động lâu dài, bền vững. Có người chỉ huy và những người còn lại trong nhóm có nhiệm vụ phực tùng mệnh lệnh của chỉ huy.
- Nhóm phạm tội có sự chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ cho việc thực hiện tội phạm và cũng có sự chuẩn bị kĩ lưỡng cho việc che giấu tội phạm.
Như vậy, đồng phạm có tổ chức cho phép phạm tội liên tục, gây ra hậu qua lớn nhưng khó để phát hiện. Bởi tính nguy hiểm cho xã hội cao nên phạm tội có tổ chức được coi là hình thức tăng nặng trách nhiệm hình sự tại Điều 52 Bộ luật hình sự.
Khoản 3 điều 17 BLHS 2015 quy định về phân loại người đồng phạm gồm 04 loại đồng phạm, cụ thể như sau:
- Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người thực hành thường là người giữ vai trò quan trọng, trung tâm trong vụ đồng phạm bởi họ là người “trực tiếp thực hiện tội phạm” gồm 02 trường hợp.
Thứ nhất, người đồng phạm tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong Bộ luật hình sự, nếu có nhiều người cùng thực hiện hành vi phạm tội được gọi là đồng phạm thực hành.
Thứ hai, người thực hành không tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong Bộ luật hình sự mà cố ý tác động người khác thực hiện hành vi phạm tội. Đặc biệt, những người bị tác động này không phải chịu trách nhiệm hình sự do họ không có năng lực trách nhiệm hình sự; họ không có lỗi hoặc có lỗi vô ý do sai lầm; họ bị loại trừ trách nhiệm hình sự do bị cưỡng bức về tình thần. Để hiểu rõ hơn về nhóm người này, các bạn có thể liên lạc với Luật Hoàng Anh (Số hotline: 0908 308 123), chúng tôi rất hân hạnh được giải đáp thắc mắc của bạn.
- Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Quy định về người tổ chức được nhà làm luật xem xét, quy định từ thực tiễn xét xử do đó đưa ra 03 danh từ chỉ người tổ chức gồm người chủ mưu, người cầm đầu, và người chỉ huy. Trong đó:
Người chủ mưu là người đề xướng chủ trương, phương hướng cho hoạt động của nhóm đồng phạm, họ có thể điều khiển hoạt động của nhóm tội phạm trực tiếp hoặc gián tiếp.
Người cầm đầu là người thành lập nhóm đồng phạm hoặc tham gia vào việc soạn thảo kế hoạch, phân công nhiệm vụ và đôn đốc, điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm.
Người chỉ huy là người điều khiển trực tiếp của nhóm tội phạm có vũ trang hoặc bán vũ trang.
Trong mối quan hệ với những người đồng phạm khác, người tổ chức là người giữ vai trò thành lập nhóm đồng phạm, và điều khiển hoạt động của nhóm đó. Người thành lập là người đề xướng việc hình thành nhóm hoặc chỉ là người thực hiện việc thành lập nhóm như rủ rê, lôi kéo người khác vào nhóm; tạo mối quan hệ tổ chức giữa những người đồng phạm với nhau. Người điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm gồm: Người chỉ giữ vai trò điều khiển hoạt động chung của toàn nhóm như đưa ra kế hoạch thực hiện tội phạm, phân công nhiệm vụ từng người đồng phạm; hoặc người chỉ giữa vai trò trực tiếp điều khiển một tội phạm cụ thể của nhóm đồng phạm.
Với vai trò này, người tổ chức là người có hành vi nguy hiểm nhất trong vụ đồng phạm. Do vậy, người tổ chức là đối tượng cần phải nghiêm trị, việc nghiêm trị đối với người tổ chức cũng mang tính răng đe đối với những đồng phạm khác.
- Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Theo đó đặc điểm chung của người xúi giục là tác động đến tư tưởng và ý chí của người khác, khiến người này phạm tội.
Người xúi giục có thể là người đã nghĩ ra việc phạm tội và thúc đẩy tội phạm thực hiện bởi người khác. Người xúi giục có thể cùng tham gia thực hiện tội phạm nhưng cũng có thể không. Sự xúi giục được thể hiện bằng nhiều hình thức như kích động, lôi kéo, cưỡng ép, dụ dỗ, lừa đảo,...
Hành vi xúi giục phải nhằm vào một hoặc một số người nhất định, tức là việc xúc dụng phải trực tiếp hướng tới mục tiêu nhất định, nếu chỉ hô hào phạm tội thì không được coi là hành vi xúi giục.
Hành vi xúi giục phải hướng tới việc thực hiện tội phạm cụ thể. Các hành vi truyền đạt tư tưởng xấu cho một người hoặc thực hiện những hành động khiến họ phạm tội không được coi là đồng phạm. Tuy nhiên, những hành vi như vậy có thể cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự 2015.
- Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.Theo đó, người giúp sức là người tạo điều kiện cho người thực hành thực hiện tội phạm.
Người giúp sức sẽ chuẩn bị các điều kiện về vật chất và tinh thần. Giúp sức về vật chất có thể là chuẩn bị công cụ, phương tiện, tiền bạc,... để tạo điều kiện cho người thực hành thực hiện tội phạm thuận lợi hơn. Giúp sức về tinh thần có thể là chỉ dẫn, góp ý cho việc chuẩn bị, thực hiện hoặc che dấu tội phạm; cung cấp tình hình liên quan đến việc thực hiện tội phạm như: tình hình, thói quen của nạn nhân, tình hình nơi thực hiện tội phạm.
Hành vi giúp sức nói chung thường được thực hiện trước khi người thực hành thực hiện tội phạm nhưng cũng có trường hợp người giúp sức tham gia khi đang thực hiện tội phạm.
Cần phân biệt giữa hành vi giúp sức với hành vi xúi giục. Người giúp sức không có tính chất quyết định trọng việc thúc đẩy người thực hành phạm tội như người xúi giục, họ chỉ giúp người đã có ý định phạm tội có thêm điều kiện thuận lợi hoặc có thể yên tâm thực hiện hành vi phạm tội.
Khoản 4 Điều 17 quy định về trách nhiệm pháp lý của đồng phạm: “Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.” Hành vi vượt quá của người thực là việc người thực hành tự ý thực hiện hành vi phạm tội mà những người đống phạm khác không biết và không mong muốn. Theo đó, Khoản 4 Điều 17 quy định những người đồng phạm sẽ không phải chịu trách nhiệm về hành vi vứt quá này cửa người thực hành. Ví dụ, A,B,C,D là đồng phạm trong vụ án giết người, trong đó A là người thực hành, bốn người lên kế hoạch và A là người lẻn vào nhà ông F giết ông F. Tuy nhiên sau khi giất ông F thì A đã lấy đi một số tài sản sẵn có trong nhà ông F. Trường hợp này B,C,D không phải chịu trách nhiệm về hành vi trộm tài sản của A.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh