2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cải tạo không giam giữ là một trong những hình phạt trong hệ thống hình phạt được quy định tại Bộ luật hình sự 2019. Đây là loại hình phạt không buộc người phạm tội phải cách li khỏi gia đình, nơi làm việc cũng như xã hội nói chung. Trong quá trình chấp hành án cải tạo không giam giữ, người chấp hành án sẽ bị hạn chế một số quyền nhất định trong đó có quyền tự do cư trú. Tuy nhiên trong một số trường hợp người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ bắt buộc phải thay đổi nơi cư trú. Vậy trong trường hợp đó sẽ giải quyết như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Bộ Luật hình sự 2015, các hình thức hình phạt chính áp dụng với người phạm tội bao gồm:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền;
– Cải tạo không giam giữ;
– Trục xuất;
– Tù có thời hạn;
– Tù chung thân;
– Tử hình.
Như vậy, cải tạo không giam giữ là một trong những hình phạt chính được áp dụng đối với những người phạm tội. Cải tạo không giam giữ có thể hiểu là hình phạt không buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội, mà được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội.
Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật Thi hành án hình sự giám sát, giáo dục người chấp hành án tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập; khấu trừ một phần thu nhập sung quỹ nhà nước, giám sát việc thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Điều kiện vắng mặt tại nơi cư trú
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Thi hành án hình sự 2019, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được vắng mặt tại nơi cư trú khi đáp ứng các điều kiện sau: Người chấp hành án có thể vắng mặt tại nơi cư trú nếu có lý do chính đáng và phải xin phép theo quy định tại khoản 2 Điều này, phải thực hiện khai báo tạm vắng theo quy định của pháp luật về cư trú.
Thời gian vằng mặt tại nơi cư trú: mỗi lần không quá 30 ngày và tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời gian thử thách, trừ trường hợp bị bệnh phải điều trị tại cơ sở y tế theo chỉ định của bác sỹ và phải có xác nhận điều trị của cơ sở y tế đó.
Trách nhiệm của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ khi vắng mặt tại nơi cư trú
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 100 Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau:
- Người chấp hành án khi vắng mặt tại nơi cư trú phải có đơn xin phép và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục; trường hợp không đồng ý thì Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Người chấp hành án khi đến nơi cư trú mới phải trình báo với Công an cấp xã nơi mình đến tạm trú, lưu trú; hết thời hạn tạm trú, lưu trú phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi tạm trú, lưu trú. Trường hợp người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ vi phạm pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đến tạm trú, lưu trú phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục kèm theo tài liệu có liên quan.
Các trường hợp được xem xét thay đổi nơi cư trú
Việc giải quyết trường hợp người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ thay đổi nơi cư trú thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật thi hành án hình sự. Theo Khoản 1 Điều 68 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định:
“Trường hợp người được tha tù trước thời hạn có điều kiện vì lý do chính đáng mà phải thay đổi nơi cư trú, nơi làm việc thì phải làm đơn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý gửi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, xác minh và giải quyết cho người đó thay đổi nơi cư trú, nơi làm việc. Trường hợp không đồng ý thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Theo đó, tương tự như đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện ,người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được thay đổi nơi cư trú nếu có lí do chính đáng. Tuy nhiên phải có sự xác nhậc của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn bị quân đội được giảo quản lý gửi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
Bên cạnh đó, tại điều 3 Thông tư 64/2019/TT-BCA của Bộ Công an quy định cụ thể về các trường hợp được xem xét, giải quyết thay đổi nơi cư trú như sau:
- Bảo đảm các yêu cầu theo quy định của pháp luật về cư trú.
- Có lý do chính đáng mà phải thay đổi nơi cư trú, thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Đang sinh sống cùng gia đình mà gia đình chuyển cư trú sang nơi khác;
+ Chuyển đến nơi cư trú với vợ hoặc chồng sau khi kết hôn; chuyển nơi cư trú khác sau khi ly hôn;
+ Chuyển đến nơi cư trú cùng cha, mẹ, ông, bà, con để thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp cha, mẹ, ông, bà, con bị bệnh hiểm nghèo mà không có người khác chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc trường hợp già yếu không nơi nương tựa;
+ Chuyển đến nơi cư trú khác để đảm bảo việc công tác, học tập;
+ Không còn nơi cư trú vì bị giải tỏa, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa;
+ Buộc phải bán nhà để khắc phục hậu quả hoặc đảm bảo cuộc sống;
+ Vì lý do dịch bệnh hoặc đảm bảo yêu cầu về quốc phòng an ninh;
+ Các trường hợp khác do Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an quyết định.
- Nơi cư trú chuyển đến phải có địa chỉ cụ thể, rõ ràng, ổn định lâu dài.
- Việc giải quyết thay đổi nơi cư trú của người chấp hành án phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự; đảm bảo yêu cầu của công tác quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án và việc ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng của người chấp hành án.
Điều kiện để người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được xem xét, giải quyết cho thay đổi nơi cư trú
Khoản 2 Điều 68 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về các điều kiện bao gồm:
Thứ nhất, bảo đảm các yêu cầu theo quy định của pháp luật về cư trú;
Thứ hai, được sự đồng ý của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong trường hợp thay đổi nơi cư trú trong phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh trong trường hợp thay đổi nơi cư trú ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an trong trường hợp thay đổi nơi cư trú ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Việc giải quyết trường hợp người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ thay đổi nơi làm việc thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật Thi hành án hình sự 2019. Khoản 3 Điều 68 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:
Việc thay đổi nơi làm việc của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong phạm vi quân khu do cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu quyết định.
Việc thay đổi nơi làm việc của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ ngoài phạm vi quân khu do cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng quyết định.
Trường hợp người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không tiếp tục làm việc trong quân đội thì cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu làm thủ tục chuyển hồ sơ cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ về cư trú để quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật này.
Bên cạnh đó, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không được xuất cảnh trong thời gian thử thách.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh