Hiểu như thế nào là cố ý gián tiếp?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:53 (GMT+7)

Giải thích về lỗi cố ý gián tiếp

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Cố ý gián tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được tính chất nguy hiểmcho xã hội của hành vi của mình, thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó, không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. 

Để mặc cho hậu quả xảy ra có nghĩa là hậu quả xảy ra hay không xảy ra đối vói người phạm tội đều có ý nghĩa như nhau, hậu quả nguy hiểm cho xã hội xuất hiện trên thực tế hay không, người phạm tội cũng đều chấp nhận.

Khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người phạm tội theo đuổi mục đích khác vì thế, họ nhìn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội và hậu quả này dù không phù hợp với mục đích của mình nhưng người phạm tội vẫn chấp nhận để hậu quả xảy ra. 

Ví dụ: Do bực tức, A đã dùng dao đâm bừa vào B làm B chết. Khi đâm, A nhận thức được rằng việc dâm của mình là nguy hiểm, có thể dẫn đến chết người. tuy nhiên, do quá bực tức nên A vấn cứ đâm, muốn thế nào cũng được. A không mong muốn giết B nhưng nếu B chết A cũng chấp nhận. 

Trong trường hợp này, trước khi bắt tay vào thực hiện tội phạm, người phạm tội cũng hình dung được cả hai khả năng, đó là (1) khả năng sẽ không xảy ra hậu quả và (2) khả năng xảy ra hậu quả  nguy hiểm. Tuy nhiên, thời điểm chính thức thực hiện hành vi và kể cả sau đó, người phạm tội vẫn hình dung trong ý thức của mình cả hai khả năng đều có thể xảy ra và sẵn sàng chấp nhận cả hai khả năng nếu thực tế nó xảy ra. Do đó về biểu hiện tâm lý, nếu hậu quả thực tế xảy ra thật thì cũng đã nằm trong tính toán và người phạm tội hoàn toàn không bị bất ngờ.

Cần phân biệt rõ cố ý gián tiếp với vô ý do quá tự tin. Khoản 2, Điều 11, BLHS năm 2015 quy định lỗi vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Điểm khác biệt lớn nhất và qua đó có thể phân biệt cố ý gián tiếp và vô ý do quá tự tin được nằm ở lý trí của người phạm tội thông qua việc trả lời câu hỏi người phạm tội “bỏ mặc, chấp nhận hậu quả nếu nó xảy ra” hay chỉ là “tin rằng hậu quả không xảy ra”. Chính bởi yếu tố quyết định để có thể nhận định lại nằm trong ý thức chủ quan nên cách phân biệt chính xác nhất không chỉ dựa vào lời khai của người phạm tội trong quá trình tố tụng, vào các biểu hiện khách quan như vị trí bị tấn công trên cơ thể người bị hại, mức độ của hành vi tấn công… mà còn phải kiểm chứng thông qua các biểu hiện ra bên ngoài (biểu hiện tâm lý) của người phạm tội.

 

Xem thêm: Tổng hợp các thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực hình sự

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư