Một trong 07 hình phạt bổ sung áp dụng đối với người phạm tội theo quy định tại Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) là “cấm cư trú”. Vậy, hình phạt “cấm cư trú” được quy định như thế nào, hãy cũng Luật Hoàng Anh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
“Điều 42. Cấm cư trú
Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định.
Thời hạn cấm cư trú là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.”
Điều 42 Bộ luật hình sự quy định hình phạt “cấm cư trú” gồm 03 nội dung:
Thứ nhất, cấm cư trú là hình phạt áp dụng đối với người bị kết án phạt tù do xét thấy họ có thể lợi dụng điều kiện thuận lợi ở một số địa phương để thực hiện tội phạm sau khi chấp hành xong hình phạt tù.
Thứ hai, không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương. Địa phương ở đây có thể là các thành phố lớn; khu công nghiệp tập trung; khu vực biên giới; bờ biển; hải đảo; khu vực có cơ sở quốc phòng quan trọng; khu vực có các đầu mối giao thông quan trọng,... Đây là những địa phương cần thiết phải đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội ở mức cao.
Thứ ba, thời hạn cấm cư trú tối thiếu là 01 năm và tối đa là 05 năm, kể từ ngày người phạm tội chấp hành xong hình phạt tù.
Ngoài ra, Điều 109 Luật thi hành án hình sự số 41/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 quy định quyền và nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cấm cư trú như sau:
“Điều 109. Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cấm cư trú
1. Người chấp hành án phạt cấm cư trú có các quyền sau đây:
a) Khi có lý do chính đáng và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bị cấm cư trú thì người chấp hành án phạt cấm cư trú được đến địa phương đó; thời gian lưu trú do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đến quyết định nhưng mỗi lần không quá 05 ngày;
b) Khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú theo quy định của Luật này.
2. Người chấp hành án phạt cấm cư trú có các nghĩa vụ sau đây:
a) Không được cư trú ở những nơi đã bị cấm cư trú, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật;
c) Có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú.”
Luật Hoàng Anh
Dịch vụ Luật Sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội.
Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội
Email: luatsu@luathoanganh.vn
Hỏi đáp luật Hình Sự 27/04/2021
Cấu thành tội phạm được phân loại như thế nào? Sự cần thiết trong việc phân loại cấu thành tội phạm? Thông qua bài viết này, Luật Hoàng Anh phân tích, đánh giá về vấn đề nêu trên như sau.
Hỏi đáp luật Hình Sự 27/04/2021
Cấu thành tội phạm là một thuật ngữ pháp lý quan trọng trong khoa học luật hình sự. Vậy việc nghiên cứu cấu thành tội phạm có ý nghĩa và vai trò như thế nào?
Hỏi đáp luật Hình Sự 27/04/2021
Khách thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố của tội phạm, bao gồm chủ thể, khách thể, mặt chủ quan và mặt khách quan.
Hỏi đáp luật Hình Sự 27/04/2021
Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Vậy khách thể của tội phạm được chia thành mấy loại? Căn cứ để phân loại khách thể của tội phạm là gì?
Hỏi đáp luật Hình Sự 28/04/2021
Hình phạt là gì? Mục đích của Nhà làm luật khi đưa ra các loại hình phạt đối với các chủ thể phạm tội là gì?
Hỏi đáp luật Hình Sự 28/04/2021
Như chúng ta đã biết, người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự đối với (các) hành vi phạm tội do mình gây ra. Vậy trong trường hợp nào thì người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự? Việc được miễn trách nhiệm hình sự đòi hỏi những điều kiện gì? Cùn
Hỏi đáp luật Hình Sự 28/04/2021
Như chúng ta đã biết, hành vi phạm tội hay tội phạm, hay bất cứ hành vi nào khác cùa chủ thể thực hiện, đều có điểm chung là hướng tới, tác động tới một đối tượng cụ thể nhất định. Vậy đối tượng tác động của tội phạm là gì? Khái niệm đối tượng tác động củ
Tìm kiếm nhiều