Hình phạt cấm huy động vốn là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:05 (GMT+7)

Hình phạt cấm huy động vốn quy định tại Điều 81 BLHS

Hình phạt cấm huy động vốn được áp dụng đối với chủ thể nào? Các hình thức bị cấm huy động vốn là gì? Và tại sao pháp luật lại cấm chủ thể huy động vốn.

1. Căn cứ pháp lý

Điều 81 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định hình phạt cấm huy động vốn như sau:

“Điều 81. Cấm huy động vốn

1. Cấm huy động vốn được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội.

2. Các hình thức cấm huy động vốn bao gồm:

a) Cấm vay vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc quỹ đầu tư;

b) Cấm phát hành, chào bán chứng khoán;

c) Cấm huy động vốn khách hàng;

d) Cấm liên doanh, liên kết trong và ngoài nước;

đ) Cấm hình thành quỹ tín thác bất động sản.

3. Tòa án quyết định áp dụng một hoặc một số hình thức cấm huy động vốn quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Thời hạn cấm huy động vốn là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

2. Nội dung hình phạt cấm huy động vốn

Huy động vốn là hành vi thường thấy đối với pháp nhân thương mại bởi việc sản xuất, làm ăn, buôn bán cần có một số vốn nhất định. Việc huy động vốn thường để cho pháp nhân thương mại có thể mở rộng quy mô hoạt động hoặc đơn giản là để nghiên cứu sản xuất một mặt hàng, một dịch vụ nào đó.

Cấm huy động vốn là hình phạt bổ sung được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội. Sở dĩ quy định như vậy vì nếu không được huy động vốn, pháp nhân thương mại không đủ khả năng tài chính để chi trả cho hành vi phạm tội. Ví dụ pháp nhân thương mại phạm tội theo Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh), nếu không có vốn, pháp nhân không có đủ khả năng tài chính để mua nguyên vật liệu sản xuất thuốc giả hoặc cũng không đủ khả năng tài chính để mua thêm thuốc giả về bán.

Điều 81 quy định 05 hình thức cấm huy động vốn như sau:

a) Cấm vay vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc quỹ đầu tư;

b) Cấm phát hành, chào bán chứng khoán;

c) Cấm huy động vốn khách hàng;

d) Cấm liên doanh, liên kết trong và ngoài nước;

đ) Cấm hình thành quỹ tín thác bất động sản.

Như vậy, nếu chủ sở hữu hoặc người đại diện hợp pháp của pháp nhân thương mại tự bỏ tiền đầu tư vào pháp nhân thương mại của mình hoặc huy động nguồn vốn từ bạn bè, người thân thì không thuộc hình thức cấm huy động vốn.

Tòa án có thể cấm pháp nhân huy động vốn tất cả 05 hình thức nêu trên hay 1 hoặc một vài hình thức nêu trên tùy thuộc vào mức đọ nguyên trọng của tội phạm mà pháp nhân thương mại thực hiện. Những hình thức huy động vốn mà pháp nhân thương mại không bị tòa án cấm thì vẫn có thể thực hiện.

Tuy nhiên dù tòa án có cấm pháp nhân thương mại huy động vốn dưới mọi hình thức theo luật định hay chỉ cấm một trong số 05 hình thức trên thì thời hạn áp dụng hình phạt cấm huy động vốn này chỉ từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư