Hình phạt là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:01 (GMT+7)

Khái niệm hình phạt được quy định tại Điều 30 BLHS

Tội phạm và hình phạt là hai vấn đề cơ bản của pháp luật hình sự. Tương ứng với mỗi tội phạm, nhà làm luật đã đặt ra các hình phạt tương ứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Vậy, hình phạt là gì? Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ khái niệm của hình phạt.

1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) là Bộ luật quy định về tội phạm và hình phạt. Hình phạt là nội dung thiết yếu nên các nhà làm luật không chỉ đưa ra hình phạt  đối với từng tội phạm cụ thể mà còn quy định riêng tại Chương IV Bộ luật hình sự về các vấn đề chung liên quan đến hình phạt. Trong bài viết Luật Hoàng Anh xin làm rõ khái niệm, mục đích của hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự.

Điều 30. Khái niệm hình phạt

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.”

2. Khái niệm hình phạt

Điều 30 quy định về khái niệm của hình phạt theo Bộ luật hình sự gồm 03 yếu tố:

Thứ nhất, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khác nhất trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Tính cưỡng chế của hình phạt thể hiện ở chỗ, khi Nhà nước đã ra quyết định hình phạt thì người bị kết án hoặc pháp nhân thương mại bắt buộc phải thực hiện hình phạt. Tính nghiêm khác của hình phạt thể hiện qua việc người bị kết án có thể bị tước bỏ hoặc bị hạn chế quyền tự do, quyền về tài sản,... thậm chí cả quyền được sống. Với pháp nhân thương mại, tính nghiêm khắc của hình phạt thể hiện ở việc pháp nhân đó bị phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc thậm chí đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Ngoài ra, hình phạt cũng để lại hậu quả pháp lý là án tích cho người hoặc pháp nhân thương mại bị kết án trong thời hạn luật định.

Thứ hai, hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án quyết định áp dụng. Hình phạt trong Bộ luậ thình sự được quy định rải rác ở cả phần chung và phần các tội phạm. Phần chung quy định những vấn đề có tính nguyên tắc liên quan đến hình phạt, phần các tội phạm quy định loại hình phạt và mức hình phạt đối với từng hình phạt cụ thể. Trong khái niệm hình phạt có nhắc đến việc áp dụng hình phạt do Tòa án áp dụng. Điều này phù hợp với quy định về nhiệm vụ của Tòa án tại Điều 102 Hiến pháp và Khoản 2 Điều 2 Luật tổ chức tòa án nhân dân:

Điều 102.

1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp....”

Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân

...

2. Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự... áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp...”

Thứ ba, hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với người hoặc pháp nhân có hành vi phạm tội. Chỉ người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội mới phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm mà mình gây ra. Hình phạt như là cách người hoặc pháp nhân thương mại trả giá về lỗi lầm của mình. Do đó chỉ những người phải chịu trách nhiệm hình sự mới phải chịu hình phạt, và việc chấp hành hình phạt phải do họ thực hiện kể cả khi người hoặc pháp nhân thương mại khác tự nguyện chấp hành thay.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư