Trong hệ thống hình phạt quy định tại điều 32 và 33 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự), phạt tiền là một trong hai hình phạt đặc biệt trong hệ thống các hình phạt của luật hình sự bởi nó vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung. Vậy khi nào phạt tiền được áp dụng với tư cách hình phạt chính và khi nào phạt tiền được áp dụng với tư cách là hình phạt bổ sung. Lời giải đáp sẽ có trong bài viết dưới đây.
“Điều 35. Phạt tiền
1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây:
a) Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định;
b) Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
2. Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
3. Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả, nhưng không được thấp hơn 1.000.000 đồng.
4. Hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại Điều 77 của Bộ luật này”.
Điều 35 Bộ luật hình sự quy định hình phạt “phạt tiền” gồm 04 nội dung như sau:
Thứ nhất, phạt tiền là hình phạt buộc người phạm tội phải nộp một khoản tiền nhất định vào ngân sách nhà nước. Đây là hình thức tước đi lợi ích vật chất của người phạm tội, tác động thẳng đến tài sản qua đó tác động đến ý thức, thái độ của người phạm tội. Là một hình phạt nên phạt tiền cũng mang mục đích răn đe, giáo dục đối với người phạm tội và người khác trong xã hội.
Thứ hai, do phạt tiền là vừa là hình phạt chính và hình phạt bổ sung nên Khoản 1 và Khoản 2 quy định cụ thể cách thức áp dụng hình phạt này
Phạt tiền là hình phạt chính trong các trường hợp:
- Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định.
- Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
Phạt tiền là hình phạt bổ sung trong trường hợp người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác như: các tội phạm trật tự quản lý kinh tế, các tội phạm về chức vụ,...
Thứ ba, Khoản 3 Điều 35 quy định mức phạt tiền được quy định tại các điều luật về các tội phạm cụ thể nhưng phải đảm bảo tối thiểu không thấp hơn 1.000.000 đồng.
Thứ tư, Khoản 4 Điều 35 quy định phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại điều 77 Bộ luật hình sự:
“Điều 77. Phạt tiền
1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
2. Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng”.
Theo đó hình phạt phạt tiền là hình phạt chính hoặ chình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Mức phạt tiền được quy định cụ thể theo từng điều kiện nhất định nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng.”
Luật Hoàng Anh
Dịch vụ Luật Sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội.
Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội
Email: luatsu@luathoanganh.vn
Hỏi đáp luật Hình Sự 28/04/2021
Hình phạt là gì? Mục đích của Nhà làm luật khi đưa ra các loại hình phạt đối với các chủ thể phạm tội là gì?
Hỏi đáp luật Hình Sự 28/04/2021
Như chúng ta đã biết, người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự đối với (các) hành vi phạm tội do mình gây ra. Vậy trong trường hợp nào thì người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự? Việc được miễn trách nhiệm hình sự đòi hỏi những điều kiện gì? Cùn
Hỏi đáp luật Hình Sự 28/04/2021
Như chúng ta đã biết, hành vi phạm tội hay tội phạm, hay bất cứ hành vi nào khác cùa chủ thể thực hiện, đều có điểm chung là hướng tới, tác động tới một đối tượng cụ thể nhất định. Vậy đối tượng tác động của tội phạm là gì? Khái niệm đối tượng tác động củ
Tìm kiếm nhiều