Hình phạt tịch thu tài sản là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:01 (GMT+7)

Hình phạt tịch thu tài sản quy định tại Điều 45 BLHS

Hình phạt cuối cùng áp dụng đối với người phạm tội quy điịnh tại Điều 32 Bộ luật hình sự là hình phạt “tịch thu tài sản”. Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Anh xin giới thiệu nội dung quy định pháp luật liên quan đến hình phạt tịch thu tài sản.

1. Căn cứ pháp lý

Điều 45 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định hình phạt tịch thu tài sản như sau:

“Điều 45. Tịch thu tài sản

Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.

Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.”

2. Quy định hình phạt tịch thu tài sản

Điều 45 Bộ luật hình sự quy định về hình phạt “tịch thu tài sản” gồm 03 nội dung như sau:

Thứ nhất, Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước. So với Bộ luật hình sự năm 1999, thay vì quy định là “sung quỹ nhà nước” thì Bộ luật hình sự năm 2015 quy định “nộp vào ngân sách nhà nước”. Sự thay đổi này hoàn toàn phù hợp, bởi “quỹ nhà nước” là một từ chung chung, Nhà nước có rất nhiều quỹ khác nhau. Dùng từ “ngân sách nhà nước” đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Thứ hai, đối tượng được áp dụng hình phạt tịch thu tài sản là người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

Thứ ba, khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống. Quy định này vừa phù hợp nguyên tắc nhân đạo của pháp luật Việt Nam nói chung và Pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng, tuy nhiên trên khía cạnh của người áp dụng quy định này, việc xác định thế nào là tịch thu toàn bộ tài sản nhưng vẫn để cho người bị kết án và gia đình có đủ điều kiện sinh sống? Có phải là điều kiện sống tối thiểu theo chuẩn chung của xã hội? Hay điều kiện sống theo nhu cầu của người và gia đình của người bị kết án?

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư