2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 131 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) về hồ sơ vụ án được quy định như sau:
“Điều 131. Hồ sơ vụ án
1. Khi tiến hành tố tụng trong giai đoạn khởi tố, điều tra, Cơ quan điều tra phải lập hồ sơ vụ án.
2. Hồ sơ vụ án gồm:
a) Lệnh, quyết định, yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;
b) Các biên bản tố tụng do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát lập;
c) Các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án.
3. Các chứng cứ, tài liệu do Viện kiểm sát, Tòa án thu thập trong giai đoạn truy tố, xét xử phải đưa vào hồ sơ vụ án.
4. Hồ sơ vụ án phải có thống kê tài liệu kèm theo. Thống kê tài liệu ghi rõ tên tài liệu, số bút lục và đặc điểm của tài liệu (nếu có). Trường hợp có bổ sung tài liệu vào hồ sơ vụ án thì phải có thống kê tài liệu bổ sung. Hồ sơ vụ án phải được quản lý, lưu giữ, sử dụng theo quy định của pháp luật.”
Đây là Điều luật mới được quy định trong BLTTHS 2015, quy định cụ thể về trách nhiệm lập và nội dung của hồ sơ vụ án hình sự. Mặc dù khái niệm “hồ sơ vụ án” được nhắc rất nhiều trong các Điều luật khác nhau của BLTTHS 2003, quy nhiên phải đến BLTTHS 2015 thì hồ sơ vụ án mới được quy định cụ thể tại một Điều luật riêng tại chương VIII của Bộ luật. Quy định cụ thể về hồ sơ vụ án là điều rất cần thiết bởi hồ sơ vụ án có vị trí, vai trò quan trọng trong suốt quá trình tố tụng. Hoạt động tố tụng, đặc biệt là hoạt động xét xử, hoạt động bào chữa, bảo vệ chỉ được tiến hành trên cơ sở hồ sơ vụ án, do đó, hồ sơ vụ án phải bảo đảm đầy đủ và phản ánh khách quan, toàn diện về nội dung vụ án.
Hồ sơ vụ án được lập trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án. Trách nhiệm lập hồ sơ vụ án thuộc Cơ quan Điều tra có thẩm quyền thực hiện hoạt động khởi tố, điều tra vụ án. Hồ sơ vụ án là một tập hợp bao gồm toàn bộ văn bản, tài liệu liên quan đến vụ án và quá trình giải quyết vụ án, cụ thể là:
- Lệnh, quyết định, yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát (ví dụ: Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp; quyết định phê chuẩn lệnh bắt người; quyết định tạm giữ).
- Các biên bản tố tụng do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát lập (ví dụ: Biên bản khám chỗ ở, biên bản giữ người; biên bản nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; biên bản bắt người phạm tội quả tang).
- Các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án (ví dụ: giấy làm chứng, giấy liên quan đến nhân thân, các chứng từ kế toán, biên bản giám định pháp y, biên bản định giá tài sản)
Ngoài các văn bản, tài liệu được Cơ quan Điều tra lập trong giai đoạn khởi tố điều tra thì hồ sơ vụ án còn bao gồm các chứng cứ tài liệu do Viện kiểm sát, Tòa án thu thập được trong giai đoạn truy tố, xét xử. Theo đó, các chứng cứ, tài liệu do Viện kiểm sát, Tòa án thu thập được trong giai đoạn truy tố, xét xử cũng phải được bổ sung vào hồ sơ vụ án. Quy định này nhằm bảo đảm hồ sơ vụ án phản ánh đầy đủ và khách quan nhất nội dung vụ án cũng như tiến trình giải quyết vụ án. Để thuận lợi trong việc nghiên cứu, giải quyết vụ việc, Điều luật quy định hồ sơ vụ án phải được thống kê tài liệu kèm theo. Thống kê tài liệu phải ghi rõ tên tài liệu, số bút lục và đặc điểm của tài liệu nếu có.
Trong trường hợp bổ sung tài liệu là các chứng cứ, tài liệu do Viện kiểm sát, Tòa án thu thập trong giai đoạn truy tố, xét xử thì phải có thống kê tài liệu bổ sung. Việc quản lý, lưu giữ, sử dụng hồ sơ vụ án được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại điểm h, khoản 1 Điều 73 BLTTHS 2015 thì người bào chữa cũng có quyền “Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu”; khoản 1, khoản 2 Điều 81 BLTTHS 2015 cũng quy định: “1. Người bào chữa thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 88 của Bộ luật này. 2. Tùy từng giai đoạn tố tụng, khi thu thập được chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa, người bào chữa phải kịp thời giao cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để đưa vào hồ sơ vụ án. Việc giao, nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.” Do đó, những chứng cứ, tài liệu, đồ vật do người bào chữa thu thập và cung cấp cho các CQTHTT, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có nghĩa vụ tiếp nhận các chứng cứ, tài liệu, đồ vật do người bào chữa thu thập và cung cấp; việc tiếp nhận các chứng cứ, tài liệu, đồ vật, phải được lập thành biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh