2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tệ nạn ma túy được coi là một trong những mối đe dọa to lớn đối với an ninh nhân loại. Đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma túy đã thành vấn đề có tính toàn cầu. Tại Việt Nam, với chính sách mở cửa, thông thương, tạo điều kiện cho các tội phạm ma túy xuyên quốc gia. Tội phạm ma túy xuyên quốc gia trở thành đòi hỏi sự chung tay giải quyết của cộng đồng quốc tế. Không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết nếu không có sự hợp tác với các nước khác.
Đứng trước những thách thức mới trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, Đảng, Nhà nước và Bộ Công an Việt Nam đã xây dựng, triển khai các hoạt động hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm túy với các quốc gia, tổ chức trên thế giới theo quy định của pháp luật.
Nghị định số 05/2003/NĐ-CP ngày 21/01/2003 của Chính phủ quy định hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống ma tuý được thực hiện thông qua các hình thức sau:
“Điều 3. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống ma tuý được thực hiện thông qua các hình thức sau:
1. Phối hợp phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước có liên quan.
2. Ký kết các điều ước quốc tế đa phương và song phương về phòng, chống tình trạng nghiện ma tuý, tội phạm về ma tuý và các hành vi trái phép khác về ma tuý (sau đây viết gọn là tệ nạn ma tuý).
3. Thu thập, nghiên cứu, trao đổi thông tin, kinh nghiệm phòng, chống tệ nạn ma tuý.
4. Phối hợp đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về phòng, chống tệ nạn ma tuý cho cán bộ, nhân viên các cơ quan, tổ chức hữu quan.
5. Phối hợp tổ chức hội nghị, hội thảo về các vấn đề có liên quan trong công tác phòng, chống ma tuý.
6. Phối hợp điều tra, xử lý tội phạm về ma tuý liên quan đến cá nhân, tổ chức nước ngoài ở Việt Nam và cá nhân, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài.
7. Hỗ trợ lẫn nhau về cơ sở vật chất, công nghệ, tăng cường năng lực pháp luật trong hoạt động phòng, chống ma tuý.”
Thực hiện quy định của pháp luật về hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy, Nhà nước tiến hành thực hiện các nội dung hợp tác quốc tế thông qua các hình thức theo quy định nêu trên, cụ thể như sau:
- Từ những năm đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm Việt Nam đã thực hiện hợp tác quốc tế một cách tích cực. Ngày 01/9/1997, Chủ tịch Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Quyết định số 798/QĐ-CTN về việc tham gia 3 Công ước quốc tế về kiểm soát ma tuý đó là: Công ước thống nhất về các chất ma tuý năm 1961; Công ước về các chất hướng thần năm 1971 và Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý và các chất hướng thần năm 1988.
- Những năm gần đây bên cạnh việc đẩy mạnh chống tội phạm ma tuý trong nước, Chính phủ Việt Nam đã không ngừng tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác song phương, đa phương, phối hợp với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Cơ quan phòng, chống ma túy của Liên Hiệp quốc (UNODC), Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol)...
- Đặc biệt, hợp tác với các quốc gia trong khu vực thông qua việc ký kết các hiệp định, thoả thuận, bản ghi nhớ như: Kế hoạch ASEAN về kiểm soát ma túy tại khu vực “tam giác vàng”; Bản ghi nhớ hợp tác tiểu vùng sông MêKông (MOU); các bản hiệp định, thoả thuận hợp tác với Chính phủ Liên bang Myanma, Cộng hoà Hungary, Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc…
- Quan trọng hơn cả là hoạt động phối kết hợp với các quốc gia có chung đường biên giới, tăng cường hợp tác theo chiều sâu, trên cơ sở những thông tin chia sẻ với các nước có chung đường biên giới, Bộ Công an Việt Nam đã tiến hành phối hợp, triệt phá thu giữ hàng tấn ma túy tổng hợp, phần lớn trong số đó được xác định sẽ tiếp tục chuyển ra nước ngoài; bắt giữ hàng chục đối tượng chủ mưu, cầm đầu các băng nhóm tội phạm ma túy lớn.
- Ngoài ra, Bộ Công an Việt Nam đã có sáng kiến tổ chức “Hội nghị cấp Bộ trưởng về nâng cao hiệu quả hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy xuyên quốc gia” nhằm phát huy vai trò Chủ tịch đương nhiệm ASEAN của Việt Nam trong công tác phòng, chống ma túy, đồng thời kêu gọi các nước chung tay cùng Việt Nam đối phó với hiểm họa ma túy.
Hội nghị đã được tổ chức tại Việt Nam vào ngày 10/9/2018 với sự tham dự của hơn 200 đại biểu, trong đó gần 100 đại biểu nước ngoài. Trong đó, gồm 10 nước/đối tác là Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar, Philippines, Trung Quốc; Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), Cơ quan phòng, chống ma túy Hoa Kỳ (DEA), Cảnh sát Liên bang Australia (AFP).
Hợp tác quốc tế đã góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý. Số vụ án ma tuý khám phá tăng, số đối tượng bắt giữ tăng, mở rộng được nhiều vụ án xuyên quốc gia liên quan đến quốc tế; phối hợp quản lý buôn bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý; nâng cao hiệu quả trao đổi thông tin…
Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma tuý chúng ta đã học hỏi và trao đổi được nhiều kinh nghiệm phòng, chống ma tuý từ các nước, tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ về đào tạo cán bộ, cai nghiện về kinh phí, trang thiết bị của UNODC và các quốc gia.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh