2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Kê biên tài sản và phong tỏa tài sản là các biện pháp cưỡng chế được quy định trong BLTTHS, nhằm bảo đảm hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng vào cuộc điều tra xác minh bị can, bị cáo không có dấu hiệu phạm tội thuộc các trường hợp đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; được Tòa tuyên không có tội và không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định hủy bỏ biện pháp kê khai, phong tỏa tài sản đối với bị can, bị cáo.
Căn cứ Điều 130 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản được quy định như sau:
“Điều 130. Hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản
1. Biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
b) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
c) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội;
d) Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại.
2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản khi thấy không còn cần thiết.
Đối với biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản trong giai đoạn điều tra, truy tố thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải thông báo cho Viện kiểm sát trước khi quyết định.”
- “Kê biên tài sản” là biện pháp cưỡng chế Nhà nước do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự áp dụng đối với bị can, bị cáo nhằm đảm bảo thi hành phần dân sự trong bản án hình sự; là việc cơ quan có thẩm quyền kiểm kê và cấm chuyển dịch tài sản của bị can, bị cáo phạm các tội mà BLHS năm 2015 quy định hình phạt tiền, có thể bị tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo thi hành án.
-“ Phong tỏa tài sản” là biện pháp cưỡng chế Nhà nước được quy định trong tố tụng hình sự do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với người buộc tội để đảm bảo thi hành án. Cơ quan có thẩm quyền ra lệnh tạm dừng giao dịch đối với tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc kho bạc nhà nước của người bị buộc tội về tội mà BLHS năm 2015 quy định hình phạt tiền, có thể bị tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo thi hành án.
Điều luật mới được BLTTHS 2015 quy định cụ thể các trường hợp cơ quan có thẩm quyền không tiếp tục áp dụng biện pháp kê biên tài sản hoặc phong tỏa tài khoản đối với người đang bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế này.
- Khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây, các biện pháp ngăn chặn kê biên tài sản và phong tỏa tài khoản đang áp dụng phải được hủy bỏ:
+ Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án. Khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng vào cuộc kiểm tra xác minh mà không thấy có dấu hiệu của tội phạm, thì cơ quan Điều tra sẽ đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, không tiến hành các biện pháp kê biên và phong tòa tài sản của bị can, bị cáo.
+ Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
+ Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội. Khi Tòa án tuyên bị cáo hoàn toàn vô tội, không phạm tội thì các biện pháp cưỡng chế cũng bị
+ Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại.
Ngoài ra khi xét thấy việc áp dụng biện pháp kê biên tài sản hoặc phong tỏa tài sản không còn cần thiết thì Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có quyền hủy bỏ việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn này. Đối với biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản trong giai đoạn điều tra, truy tố thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải thông báo cho Viện kiểm sát trước khi quyết định.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh