2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo quy định pháp luật hiện hành, lời khai, lời trình bày là một trong những nguồn chứng cứ được dùng làm căn cứ giải quyết các vụ án hình sự. Theo đó, đối với nguyên đơn, bị đơn trong vụ án hình sự có chứa tranh chấp dân sự, trình bày những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra.
Căn cứ Điều 93 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) về lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự được quy định như sau:
“Điều 93. Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự
1. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.”
Theo quy định tại khoản 1 Điều 63 BLTTHS 2015: “Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Tại khoản 1 Điều 64 BLTTHS 2015 quy định về bị đơn dân sự như sau: “Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.”
Lời khai của nguyên đơn dân sự là sự trình bày bằng miệng về những tình tiết có liên quan đến vụ án hình sự của cá nhân, đại diện hợp pháp của cơ quan hoặc tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, được thực hiện trước các CQTHTT, theo thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định.
Lời khai của nguyên đơn dân sự đề cập những tình tiết có liên quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại, cho nên đây là nguồn chứng cứ quan trọng, giúp các CQTHTT làm sáng tỏ hậu quả của tội phạm.
Lời khai của bị đơn dân sự là sự trình bày bằng miệng về những tình tiết có liên quan đến vụ án, mối quan hệ giữa họ với bị can, bị cáo của cá nhân, đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm vật chất đối với thiệt hại do tội phạm gây ra, được thực hiện trước các CQTHTT hình sự theo quy định.
Lời khai của bị đơn dân sự đề cập những tình tiết có liên quan việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra, cho nên đây cũng là những chứng cứ quan trọng giúp các CQTHTT làm sáng tỏ hậu quả của tội phạm.
Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự phải được kiểm tra, xác minh và những tình tiết do nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày sẽ không được coi là chứng cứ, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Trên thực tế, cũng tương tự như lời khai của người làm chứng hay của bị hại, lời khai của nguyên đơn, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự cũng có thể có giá trị được xem như là chứng cứ, căn cứ để cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết vụ án. Tuy nhiên, lời khai của nguyên đơn, bị đơn dân sự trên thực tế có thể sẽ không đảm bảo được tính xác thực của chứng cứ. Bởi lẽ, có những trường hợp nguyên đơn, bị đơn khai báo thông tin không đúng sự thật: có thể trên thực tế có những tình tiết như nguyên đơn, bị đơn dân sự khai báo nhưng đã bị bóp méo theo ý chí chủ quan của họ hoặc không hề có tình tiết đó nhưng bản thân họ đã cố tình xuyên tạc hay làm giả để vu khống hoặc có thể là bao che cho người đã thực hiện hành vi phạm tội.
Do vậy, đối với trường hợp nguyên đơn, bị đơn dân sự trình bày về những điều họ biết liên quan đến vụ án nhưng bản thân họ không xác định và trình bày được rõ ràng nguồn gốc vì sao họ biết đến những tình tiết đó thì lời khai của họ không được xem là chứng cứ.
Và cơ quan điều tra có triệu tập người bị tố cáo, đương sự, người làm chứng, bị hại.
Theo điểm d, khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về thẩm quyền của Điều tra viên:
“Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;”
Như vậy, việc lấy lời khai là cách thức thu thập chứng cứ được sử dụng phổ biến trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, giúp cho Cơ quan tiến hành tố tụng nắm bắt một cách nhanh nhất nội dung vụ án. Do đó việc, việc lấy lời khai của đương sự có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giải quyết vụ án hình sự.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh