2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Cấm cư trú là một hình phạt bổ sung đối với những người phạm tội bị buộc không được tạm trú và thường trú ở một số địa phương nhất định theo quyết định của Tòa án. Trong một số trường hợp, người chấp hành án phạt cấm cư trú sẽ được miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại. Vậy pháp luật hiện hành quy định thế nào về thủ tục miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại. Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định. (Điều 42 Bộ Luật Hình sự 2015)
Thi hành án phạt cấm cư trú là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án không được tạm trú, thường trú ở một số địa phương nhất định theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Thủ tục miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại
Điều kiện miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 110 Luật Thi hành án hình sự 2019: “Khi người chấp hành án phạt cấm cư trú có đủ điều kiện quy định tại khoản 6 Điều 62 của Bộ luật Hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện lập hồ sơ đề nghị Tòa án cùng cấp xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại, đồng thời sao gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.”
Cụ thể khoản 6 Điều 62 Bộ Luật hình sự quy định về điều kiện như sau: “Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.:
Theo đó, nếu người chấp hành án phạt cấm cư trú đã chấp hành một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt thì Tòa án có thể ra quyết định miễn chấp hành hình phạt còn lại.
Thủ tục miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại
Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại
Khi người chấp hành án phạt cấm cư trú có đủ điều kiện quy định tại khoản 6 Điều 62 của Bộ luật Hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện lập hồ sơ đề nghị Tòa án cùng cấp xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại, đồng thời sao gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại của người chấp hành án. Trường hợp người chấp hành án không thể tự mình làm đơn đề nghị thì người thân thích của người chấp hành án hoặc đại diện cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án làm việc đề nghị thay.
- Bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; bản sao quyết định thi hành án;
- Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Văn bản đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;
- Đơn xin miễn chấp hành án của người bị cấm cư trú;
- Tài liệu khác có liên quan.
Bước 2: Xét, quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Chánh án Tòa án có thẩm quyền thành lập Hội đồng và tổ chức phiên họp để xét, quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại. Thành phần Hội đồng gồm 03 Thẩm phán; phiên họp có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp hồ sơ phải bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung.
Bước 3: Thi hành quyết định
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định về việc miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người chấp hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và nơi người đó bị cấm cư trú, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định miễn chấp hành án có trụ sở.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh