2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Cải tạo không giam giữ là một trong những hình phạt trong hệ thống hình phạt được quy định tại Bộ luật hình sự 2019. Đây là loại hình phạt không buộc người phạm tội phải cách li khỏi gia đình, nơi làm việc cũng như xã hội nói chung. Tuy nhiên trong quá trình chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ thì người chấp hành phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hiện hành. Vậy nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được quy định thế nào? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua bài viết sau đây
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Bộ Luật hình sự 2015, các hình thức hình phạt chính áp dụng với người phạm tội bao gồm:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền;
– Cải tạo không giam giữ;
– Trục xuất;
– Tù có thời hạn;
– Tù chung thân;
– Tử hình.
Như vậy, cải tạo không giam giữ là một trong những hình phạt chính được áp dụng đối với những người phạm tội. Cải tạo không giam giữ có thể hiểu là hình phạt không buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội, mà được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội.
Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật Thi hành án hình sự giám sát, giáo dục người chấp hành án tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập; khấu trừ một phần thu nhập sung quỹ nhà nước, giám sát việc thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
Điều 99 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ bao gồm:
Thứ nhất, có mặt theo giấy triệu tập và cam kết việc chấp hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này.
Thứ hai, chấp hành nghiêm chỉnh cam kết tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, các hình phạt bổ sung theo bản án của Tòa án.
Thứ ba, thực hiện nghĩa vụ nộp phần thu nhập bị khấu trừ; thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, chịu sự giám sát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi cư trú, nơi làm việc.
Thứ năm, chấp hành quy định tại Điều 100 của Luật này.
Thứ sáu, có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
Thứ bảy, hằng tháng phải nộp bản tự nhận xét về việc thực hiện nghĩa vụ chấp hành án cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 100 của Luật này.
Việc quy định cụ thể, chi tiết về nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ bảo đảm tính răn đe, nghiêm minh trong quá trình chấphành án từ đó đạt được mục đính cuối cùng đó là cải tạo, giáo dục người chấp hành án.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh