2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) về người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt được quy định như sau:
“Điều 58. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
1. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết định truy nã có quyền:
a) Được nghe, nhận lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định truy nã;
b) Được biết lý do mình bị giữ, bị bắt;
c) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tố tụng kiểm tra, đánh giá;
g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc giữ người, bắt người.
2. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt có nghĩa vụ chấp hành lệnh giữ người, lệnh bắt người và yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền giữ người, bắt người theo quy định của Bộ luật này.”
Đây là điều luật mới được quy định trong BLTTHS 2015, quy định quyền và nghĩa vụ của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết định truy nã mà họ chưa có quyết định tạm giữ, quyền và nghĩa vụ của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và người bị bắt đều được quy định tại Điều luật này.
+ Người bị giữ: Điều kiện để trở thành người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, cụ thể tại khoản 1 Điều 110 BLTTHS 2015 như sau:
“Khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người:
a) Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
c) Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.”
Theo quy định tại khoản 4Điều 110 BLTTHS 2015 thì trong thời hạn tối đa là 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị giữ. Điều 116 BLTTHS 2015 cũng quy định trong thời gian 24 giờ, người ra lệnh giữ người phải thông báo cho nhân thân, chính quyền địa phương nơi cứ trú, cơ quan công tác và học tập của đối tượng bị giữ.
+ Người bị bắt: Điều kiện trở thành người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và theo quyết định truy nã, cụ thể tại khoản 1 Điều 111 BLTTHS 2015:
“1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.”
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 112 BLTTHS 2015 cũng quy định như sau:
“1. Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.”
Trong thời hạn tối đa là 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt, được quy định tại Khoản 1 Điều 114 BLTTHS 2015:
“1. Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.”
Điều 116 BLTTHS 2015 cũng quy định trong thời hạn 24 giờ phải thông báo cho thân nhân, chính quyền địa phương nơi cứ trú, cơ quan công tác và học tập của đối tượng bị bắt.
Điều 58 BLTTHS 2015 đã xác định cụ thể hóa khoản 2 Điều 20 Hiến pháp 2013:
“Không ai bị bắt nếu không có quyết định của TAND, quyết định hoặc phê chuẩn của VKSND, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.”
Từ đó, quyền và nghĩa vụ của đối tượng là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết định truy nã, mà họ chưa có quyết định tạm giữ được quy định cụ thể như sau:
- Được nghe, nhận lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định truy nã;
- Được biết lý do mình bị giữ, bị bắt. Đây là quyền được biết thông tin về lý do mình bị giữ, bị bắt;
- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này. Đây là trách nhiệm thông báo giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng mà cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 71 của BLTTHS 2015
- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu đẻ chứng mịnh mình vô tội hoặc đưa ra những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình. Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có nhiệm vụ phải xem xét, giải quyết yêu cầu của họ. Nếu không chấp nhận, CQTHTT phải lập biên bản và nếu rõ lý do cho họ biết
- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Tự bào chữa, nhờ người bào chữa là quyền rất quan trọng của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt vì không chỉ giúp họ chứng minh sự vô tội của mình, làm giảm trách nhiệm hình sự mà còn bảo đảm sự trợ giúp về mặt pháp lý cho họ. Việc quy định người bào chữa tham gia bào chữa cho nghị phạm là “ người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt mà còn khắc phục tình trạng nhiều cá nhân bị Cơ quan Điều tra bắt giữ trái pháp luật để ghi lời khai, thực hiện một số biện pháp tạm giữ như: tạm giữ người qua đêm, thu giữ hộ chiếu và ngăn chặn xuất cảnh, cấm đi khỏi nơi cư trú( thực chất là các biện pháp tố tụng nhằm hạn chế quyền tự do thân thể, đi lại) nhưng không được nhận sự tham gia hỗ trợ về mặt pháp lý của người bào chữa;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc giữ người, bắt người tới cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định tại Điều 30 Hiến pháp 2013 và Chương XXXIII BLTTHS 2015. Việc khiếu nại có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản.
Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt có nghĩa vụ chấp hành lệnh giữ người, lệnh bắt người và yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền giữ người, bắt người theo quy định của Bộ luật này.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh