2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Về nguyên tắc, người nào có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên,trường hợp người gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của chỉ huy hoặc cấp trên lại thuộc trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự.
Điều 26 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định về loại trừ trách nhiệm hình sự trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên.
“Điều 26. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên
Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.
Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 421, khoản 2 Điều 422 và khoản 2 Điều 423 của Bộ luật này.”
Xuất phát từ những ngành nghề đặc thù, được pháp luật quy định, thì việc thực hiện mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên trở thành nghĩa vụ pháp lý của cấp dưới trong lực lượng vũ trang nhân dân. Trên cơ sở đó, Điều 26 Bộ luật hình sự quy định trường hợp cuối cùng không phải chịu trách nhiệm hình sự là “ gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lênh của người chỉ huy hoặc của cấp trên. Điều 26 quy định 04 nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, có 02 chủ thể trong Điều 26 là “chỉ huy hoặc cấp trên” và người thi hành mệnh lệnh của chỉ huy hoặc cấp trên. Đây đề là người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân. Khoản 1 Điều 23 Luật Quốc phòng số 22/2018/QH14 ngày 08 tháng 6 năm 2018 quy định:
“Điều 23. Thành phần, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân
1. Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.”
Như vậy, chủ thể của chế định trên là người thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân hoặc Dân quân tự vệ.
Thứ hai, “hành vi gây thiệt hại” phải là hành vi thực hiện theo mệnh lệnh sau khi đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh. Như vậy không phải bất kỳ trường hợp nào người gây ra thiệt hại khi thực hiện theo mệnh lệnh của chỉ huy hoặc cấp trên đều được loại trừ trách nhiệm mà khi và chỉ khi họ đã thực hiện việc báo cáo lại nhưng vẫn bắt buộc phải thi hành.
Thứ ba, trong trường hợp gây thiệt hại do thực thi mệnh lệnh của chỉ huy hoặc cấp trên, người thực thi không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi gây thiệt hại. Tuy nhiên “người ra mệnh lệnh” sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự bởi mệnh lệnh tạo ra hành vi gây thiệt hại của mình.
Thứ tư, Điều 26 Bộ luật hình sự quy định có 03 ngoại lệ mà người thực hiện mệnh lệnh mặc dù sau khi đã thực hiện việc báo cáo đúng quy trình vẫn không được loại trừ trách nhiệm bởi đây là những tội vi phạm nguyên trọng đếm nhiệm vụ bảo vệ đất nước, bảo vệ con người của lực lượng vũ trang nhân dân
Đó là Khoản 2 của các Điều sau:
“Điều 421. Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược
…
2. Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.”
“Điều 422. Tội chống loài người
…
2. Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.”
“Điều 423. Tội phạm chiến tranh
…
2. Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.”
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh