2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Công tác phòng, chống tội phạm ma túy chưa bao giờ là dễ dàng đối với các cơ quan có thẩm quyền nói riêng và đối với xã hội nói chung. Để đạt hiệu quả cao trong công tác này, vấn đề cơ bản cần đáp ứng là phải phân định được rõ các đối tượng của tội phạm ma túy từ đó xác định được trách nhiệm của từng đối tượng, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử phạt sao cho đúng người, đúng tội góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm ma túy.
1. Người sử dụng trái phép chất ma túy
Theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Luật Phòng, chống tội phạm ma túy năm 2021:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
10. Người sử dụng trái phép chất ma túy là người có hành vi sử dụng chất ma túy mà không được sự cho phép của người hoặc cơ quan chuyên môn có thẩm quyền và xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể có kết quả dương tính.”
Như vậy, ta có thể hiểu người sử dụng trái phép chất ma túy bị coi là người sử dụng trái phép chất ma túy và có xét nghiệm dương tính với chất ma túy, ngoài ra việc sử dụng chất ma túy của người đó không được pháp luật cho phép và chưa xác định được tình trạng nghiện. Đây là chủ thể có hành vi sử dụng chất ma túy nhưng do nhiều lí do như tình trạng cơ thể và tần suất sử dụng mà chưa thành người nghiện ma túy, chưa bị lệ thuộc. Trong trường hợp phát hiện kịp thời, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn họ tiếp tục sử dụng và kịp thời giám sát, quản lý, giáo dục để tránh những hậu quả không đáng có cho xã hội. Chủ thể này có mức độ ít nguy hiểm hơn so với người nghiện ma túy tuy nhiên trong trường hợp không kịp thời áp dụng các biện pháp pháp luật thì mức độ nguy hiểm vẫn đáng kể.
2. Người nghiện ma túy
Pháp luật quy định về người nghiện ma túy tại Khoản 12 Điều 2 Luật này như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
12. Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.”
Qua quy định của pháp luật, ta có thể hiểu người nghiện ma túy là những chủ thể có hành vi sử dụng chất ma túy mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền và đã xuất hiện tình trạng lệ thuộc, phụ thuộc vào các chất này về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai và làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc họ luôn cảm thấy bức bách phải dùng ma tuý để thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma tuý. Tình trạng lệ thuộc này có thể kèm theo hiện tượng quen ma tuý hoặc không và một người có thể bị lệ thuộc vào nhiều loại ma tuý. Chủ thể này có tình trạng nguy hiểm hơn so với người sử dụng trái phép chất ma túy, bởi những hành vi của họ gây ra hậu quả xấu không chỉ đối với bản thân người nghiện mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, trật tự an ninh xã hội,… khi họ ở trong trạng thái không tỉnh táo khi sử dụng chất ma túy hoặc sau khi sử dụng chất ma túy và lên cơn nghiện nhưng không được thỏa mãn.
Đối với loại đối tượng là người sử dụng trái phép chất ma túy đã từng được quy định là một tội trong Bộ luật Hình sự trước năm 2009 tuy nhiên do có sự thay đổi trong nhận thức về hành vi này và coi họ là nạn nhân của tệ nạn ma túy nên Bộ luật Hình sự đã bỏ tội danh nêu trên. Người sử dụng chất ma túy trái phép không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình do vi phạm quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy.
Đối với người nghiện ma túy, họ là bệnh nhân, cần phải được điều trị về thể chất và tâm thần để hết nghiện. Song, những người nghiện ma túy đó cũng có thể là tội phạm, nếu họ có những hành vi phạm tội và khi đó thì họ phải bị xử phạt như một tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và luật pháp về hình sự.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh