2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) về người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định như sau:
“Điều 56. Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm; cơ quan, tổ chức đã báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố có quyền:
a) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa;
b) Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, trình bày trung thực về những tình tiết mà mình biết về sự việc.”
Đây là điều luật mới được quy định trong BLTTHS 2015, quy định quyền và nghĩa vụ của người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Điều 101 BLTTHS 2003 không có quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố mà chỉ nếu “Công dân có thể tố giác tội phạm” tức là chỉ có cá nhân là người quốc tịch Việt Nam mới có quyền tố giác và báo tin về tội phạm. Tương tự, các điều từ Điều 334 đến Điều 339 BLTTHS 2003 cũng chỉ quy định về việc tố cáo người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Điều 56 BLTTHS 2015 đã cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của đối tượng tố giác, báo tin về tội phạm, kiển nghị khởi tố bao gồm cả cá nhân và cơ quan tổ chức cụ thể như: Tố giác của cá nhân; Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng; Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước ( quy định tại Điều 143 BLTTHS 2015 quy định về những căn cứ khởi tố vụ án hình sự).
Tố giác và báo tin về tội phạm được pháp luật quy định là những cơ sở để xác định có dấu hiệu của tội phạm hay không. Điều đó cũng khẳng định rằng, cơ quan có thẩm quyền muốn khởi tố vụ án hình sự, khởi động quá trình tố tụng hình sự phải bắt đầu từ những tin tức về tội phạm được chính thức thông báo chứ không phải là những lời đồn đại không có căn cứ. Người báo tin về tội phạm không nhất thiết phải là bị hại hoặc có quan hệ trực tiếp đến tội phạm đã xảy ra.
Phân biệt giữa tố cáo, tố giác tội phạm và báo tin tội phạm:
+ Tố cáo: Theo khoản 1 Điều 2 Luật tố cáo 2011 thì “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục của Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.”
+ Tố giác về tội phạm: Khoản 1 Điều 144 BLTTHS 2015 quy định là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, tố cáo và tố giác về tội phạm có những điểm khác biệt nhất định. Đối tượng tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật, không phân biệt tính chất, mức độ vi phạm. Còn đối tượng của tố giác về tội phạm chỉ bao gồm hành vi vi phạm pháp luật có thể cấu thành hoặc chưa cấu thành tội phạm đã được quy định trong BLHS. Do đó, khái niệm tố cáo rộng hơn và bao hàm cả khái niệm tố giác vè tội phạm theo BLTTHS. Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật trong mọi lĩnh vực, không phân biệt tính chất, mức độ vi phạm. Đối tượng của tố giác về tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật có thể cấu thàng tội phạm. Khi có “dấu hiệu tội phạm” theo quy định của BLHS đối với tội phạm tương ứng thì làm đơn tó giác tội phạm sẽ chính xác hơn. Trong khi đó chỉ cần phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật dù thuộc lĩnh vực nào (hình sự, dân sự hay hành chính) thì đã có thể làm đơn tố cáo.
+ Báo tin về tội phạm: Là thông tin, thông báo, báo cáo của cá nhân, cơ quan, tổ chức với Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án về những hành vi, vụ việc đã xảy ra mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức đó cho là Tội phạm. Khái niệm báo tin được hiểu mật cách tương đối, báo tin phản ánh mối liên hệ giữa một chủ thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức truyền tin tới một cơ quan có trách nhiệm trong hệ thống chủ thể thực hiện các quyền năng của tố tụng hình sự. Báo tin có thể là sự chuyển tiếp những thông tin mà cơ quan, tổ chức đã nhận được từ tố giác của cá nhân, cũng có thể là những thông tin thu được từ hoạt động nghiệp vụ của ngay chính tổ chức đó (ví dụ qua thanh tra, kiểm tra) hoặc được phả ảnh bằng chính hoạt động truyền thông theo chức năng, nghề nghiệp (các cơ quan thông tin đại chúng.
Tố giác hoặc báo tin về tội phạm vừa là quyền vừa là trách nhiệm của bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức góp phần nhằm giữ gìn an ninh trật tự, phòng ngừa vi phạm pháp luật và đấu tranh phòng chống tội phạm. Theo đó, viêc tố giác, báo tin về tội phạm phải được thực hiện theo quy định của Điều 56 của BLTTHS 2015. Quyền và nghĩa vụ của họ được quy định cụ thể như sau:
+ Về quyền: Cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm; cơ quan, tổ chức đã báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố có quyền:
+ Về nghĩa vụ: Cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm; cơ quan, tổ chức đã báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố có nghĩa vụ: Phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, trình bày trung thực về những tình tiết mà mình biết về vụ việc.
Ngoài ra, người tố giác, người báo tin về tội phạm họ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giữ bí mật tố giác, tin báo về tội phạm và cơ quan có thẩm quyền phải luôn bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tin của người tố giác, người báo tin khi họ hoặc gia đình họ khi họ bị đe dọa. Và để bảo đảm công bằng khách quan, người tố giác, người báo tin có quyền khiếu nại quyết định hành vi tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh