2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Luật phòng, chống ma túy năm 2021 quy định biện pháp cai nghiện ma túy áp dụng cho người Việt Nam bị nước ngoài trục xuất về nước do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy và người nước ngoài nghiện ma túy sinh sống tại Việt Nam tại Điều 37 như sau:
“Điều 37. Áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy cho người Việt Nam bị nước ngoài trục xuất về nước do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy; người nước ngoài nghiện ma túy sinh sống tại Việt Nam
1. Người Việt Nam bị nước ngoài trục xuất về Việt Nam do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy khi về nước phải tiến hành xác định tình trạng nghiện ma túy. Trường hợp được xác định là nghiện ma túy thì người đó phải thực hiện các biện pháp cai nghiện ma túy theo quy định của Luật này.
2. Người nước ngoài nghiện ma túy sinh sống tại Việt Nam có trách nhiệm đăng ký thực hiện cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy theo quy định của Luật này và phải chi trả toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến cai nghiện. Trường hợp không thực hiện cai nghiện ma túy tự nguyện thì người đó bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
Đối với trường hợp người Việt Nam bị nước ngoài trục xuất về nước do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy và nghiện ma túy, cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam tiến hành:
- Thực hiện thủ tục tiếp nhận đối tượng là người Việt Nam bị nước ngoài trục xuất do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy và nghiện ma túy
- Các cơ sở y tế có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, khám sức khỏe ban đầu
- Tiến hành xác định tình trạng nghiện ma túy theo thủ tục, trình tự và thẩm quyền theo quy định của pháp luật (quy định tại Luật phòng, chống ma túy năm 2021, Điều 27 và Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA ngày 09/07/2015 của Bộ Y tế, Bộ Thương binh – Lao động và Xã hội, Bộ Công an).
Trong trường hợp người đó được xác định là người nghiện ma túy, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành thực hiện các biện pháp cai nghiện ma túy theo quy định của Luật phòng, chống ma túy năm 2021:
- Nếu người nghiện ma túy đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện thì các cơ sở cai nghiện tiến hành các thủ tục, trình tự tiếp nhận và thực hiện hoạt động cai nghiện cho họ.
- Trường hợp người nghiện ma túy không đăng ký tự nguyện cai nghiện thì bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo trình tự, thủ tục mà Luật quy định.
Việc áp dụng các biện pháp cai nghiện ma túy đối với người Việt Nam bị nước ngoài trục xuất về nước do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy và nghiện ma túy còn phụ thuộc vào các vấn đề như tình trạng nghiện ma túy, độ tuổi, tình hình sức khỏe, hoàn cảnh gia đình,… Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành áp dụng các biện pháp cai nghiện với các đối tượng này phải căn cứ và xem xét chặt chẽ các vấn đề liên quan đến sức khỏe, nhân thân,… để áp dụng các biện pháp phù hợp với từng đối tượng.
Đối với trường hợp người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam mà nghiện ma túy, Luật phòng, chống ma túy năm 2021 quy định các đối tượng này có trách nhiệm đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập hoặc cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, khi thực hiện cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện ở Việt Nam, người nước ngoài có nghĩa vụ chi trả toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến cai nghiện mà túy và phải tuân thủ nội quy, quy định của cơ sở cai nghiện cũng như những quy định pháp luật khác.
Trường hợp người nước ngoài nghiện ma túy tại Việt Nam không đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) tại Điều 27:
"Điều 27. Trục xuất
1. Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.”
Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định tại khoản 7, Điều 21, cụ thể trong trường hợp người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm người đó có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lưu ý: Không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh