2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) về nguyên đơn dân sự được quy định như sau:
“Điều 63. Nguyên đơn dân sự
1. Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện của họ có quyền:
a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
b) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
c) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
d) Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;
đ) Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
g) Đề nghị mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;
h) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn; xem biên bản phiên tòa;
i) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
l) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại;
m) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
3. Nguyên đơn dân sự có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại;
c) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.”
Điều luật này được sửa đổi, bổ sung từ Điều 52 BLTTHS 2003, quy định về quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự.
Trong vụ án hình sự, hành vi phạm tội không chỉ gây ra thiệt hại cho bị hại mà còn gây ra thiệt hại cho những đối tượng khác nên vấn đề bồi thường thiệt hại cho những chủ thể bị thiệt hại cũng cần được giải quyết, do vậy, nếu tội phạm đã gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức thì Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không chỉ có nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử vụ án, áp dụng hình phạt đối với người phạm tội mà còn phải giải quyết cả việc bồi thường thiệt hại.
Nguyên đơn dân sự là đối tượng bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nguyên đơn dân sự là cá nhân bị thiệt hại về vật chất, tinh thần, sức khỏe (trường hợp chưa đủ yếu tố truy cứu trách nhiệm hình sự) hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dịa gây ra. Nếu nguyên đơn dân sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì cha, mẹ, người giám hộ cả họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp của họ. Trường hơp nguyên đơn dân sự chế thì cha, mẹ, vợ, chồng, con của họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân sự và có những quyền của nguyên đơn dân sự. Nếu nguyên đơn dân sự là cơ quan, tổ chức thì đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức tham gia với tư cách là đại diện hợp pháp của pháp nhân đó. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức không thể tham gia tố tụng được thì cơ quan, tổ chức phải cử người khác làm đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân sự và có những quyền của nguyên đơn dân sự. Trường hợp cơ quan, tổ chức thay đổi người đại diện thì pháp nhân phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Nếu cơ quan, tổ chức không có người địa diện theo pháp luật hoặc có nhiều người cùng là đại diện theo pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định một người đại diện cho pháp nhân tham gia tố tụng.
- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này. Đây là trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng mà cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thực hiện theo quy định tại Điều 71 BLTTHS 2015;
- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu để chứng minh sự thiệt hại về vật chất do tội phạm gây ra. Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm xem xét giải quyết yêu cầu của họ. Những yêu cầu của họ có thể được chấp nhận hoặc không chấp nhận; nếu không chấp nhận, thì phải lập biên bản, nêu rõ lý do và phải thông báo cho người có yêu cầu;
- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án để nguyên đơn dân sự biết được những vấn đề bồi thường thiệt hại;
- Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật theo Điều 21 BLTTHS 2015 khi thấy quyền và lợi ích của mình không được bảo vệ một cách vô tư, khách quan, đúng pháp luật;
- Đề nghị mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường bởi họ là người bị tội phạm gây ra thiệt hại. Mức bồi thường mà nguyên đơn dân sự đề nghị có thể được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chấp nhận, chấp nhận một phần hoặc không chấp nhận. Các biện pháp đảm bảo bồi thường có thể là những biện pháp cưỡng chế tố tụng như: kê biên tài sản, tịch thu tài sản, tạm giữ tài sản. Khi giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, có quan có thẩm quyền phải tuân theo các quy định tại Điều 30 BLTTHS 2015 và Chương XX Bộ luật Dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng từ Điều 584 đến Điều 608;
- Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn; xem biên bản phiên tòa. Sự vắng mặt của nguyên đơn dân sự (hoặc người đại diện) nếu không ảnh hưởng đến phiên tòa thì Tòa án có thể vẫn tiến hành phiên tòa xét xử. Nếu nguyên đơn dân sự đã được triệu tập hợp lệ, không gặp khó khăn, trở ngại đến mức không thể có mặt theo giấy triệu tập được mà cố tình vắng mặt, thì Tòa án có quyền xét xử vắng mặt họ, kể cả việc ra bản án, quyết định không có lợi cho họ. Giải quyết sự vắng mặt nguyên đơn dân sự tại phiên tòa thực hiện theo quy định tại Điều 292 và Điều 351 của BLTTHS 2015;
- Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc giải thích quyền nhờ người bảo vệ, quyền và lợi ích hợp pháp được hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư 46/2019/TT-BCA:
“Trong lần đầu tiên lấy lời khai bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích quyền, nghĩa vụ của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và hỏi họ xem có nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hay không, phải ghi ý kiến của họ vào biên bản. Trường hợp họ nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra hướng dẫn họ viết đơn nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Trường hợp họ không nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra giải thích quyền tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được thực hiện trong suốt quá trình tiến hành tố tụng.”
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tới cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Việc khiếu nại có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản, có quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải trả lời cho người khiếu nại bằng văn bản trong thời hạn luật định.
- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại;
- Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại;
- Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Như vậy, qua đây ta thấy nguyên đơn dân sự và bị hại đều có một số quyền và nghĩa giống nhau cơ bản sau đây:
Tuy nhiên, nguyên đơn dân sự và bị hại có những điểm khác nhau cơ bản như sau:
Và nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự khác với nguyên đơn trong vụ án dân sự như quy định tại khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015. Trong vụ án dân sự, người khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là nguyên đơn, nhưng không phải người khởi kiện nào cũng bị thiệt hại và nếu có thiệt hại thì cũng không phải do tội phạm gây ra. Còn nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự là chủ thể bị thiệt hại do có yếu tố tội phạm gây ra.
Mặc dù bị thiệt hại nhưng nếu họ không có đơn yêu cầu bồi thường thì cơ quan THTT cũng không được xác định họ là nguyên đơn dân sự, họ không được coi là nguyên đơn dân sự. Nếu họ từ chối tham gia tố tụng thì người bảo vệ quyền lợi của họ cũng sẽ không được tham gia. Nếu cá nhân, cơ qua hoặc tổ chức bị thiệt hại những không muốn tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự thì CQTHTT cũng không buộc họ phải tham gia trong vụ án hình sự. Trong trường hợp này, CQTHTT phải tách phần dân sự trong vụ án hình sự để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh