2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nguyên tắc cơ bản của pháp luật là những tư tưởng chỉ đạo cơ bản mang tính xuất phát điểm, định hướng, chịu sự quy định của những quy luật khách quan của xã hội, xuyên suốt nội dung, hình thức pháp luật, toàn bộ thực tiễn pháp luật, hoạt đông xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật, hành vi pháp luật, ý thức pháp luật.
Căn cứ Điều 7 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động tố tụng được quy định như sau:
“Điều 7. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự
Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.”
Pháp chế XHCN là một nguyên tắc đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội, đặc biệt nó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong tố tụng hình sự. Theo đó, tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cán bộ công chức, viên chức nhà nước và mọi công dân đều phải tôn trọng và chấp hành các quy định của Hiến pháp, các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác phù hợp với hiến pháp.
Trong pháp luật tố tụng hình sự, nguyên tắc bảo đảm pháp chế được cụ thể hóa trong việc tiến hành giải quyết các vụ án hình sự, được tiến hành theo trình từ mà bộ Luật tố tụng hình sự quy định. Nguyên tắc này đòi hỏi mọi hoạt động tố tụng hình sự phải tuân thủ một cách nghiêm chỉnh theo các quy định của pháp luật, không có sự xáo trộn, đảo ngược các quy trình trong một vụ án hình sự mà bộ luật tố tụng hình sự đã đặt ra. Để thực thi nguyên tắc này, Nhà nước quy định một cách chặt chẽ và rõ ràng về trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố xét xử một vụ án hình sự.
Ví dụ: tại điều 143 BLTTHS năm 2015 có quy định về các trường hợp để khởi tố một vụ án hình sự, trong đó việc để khởi tố một cá nhân, cơ quan, tổ chức ra trước pháp luật chỉ khi đã xác định được các dấu hiệu tội phạm và dựa trên các tin báo, tin tố giác của cá nhân , tổ chức hay kiến nghị của cơ quan nhà nước, cơ quan điều tra có nhiệm vụ phải tiếp nhận tin báo, tin tố giác của cá nhân, tổ chức và thực hiện thủ tục giải quyết tin báo, tin tố giác kiến nghị của cơ quan cá nhân tổ chức, xác minh và đưa ra một trong hai quyết định đó là có quyết định khởi tố vụ án hình sự hay ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp, Cơ quan điều tra xác định có dấu hiệu của tội phạm và ra quyết định khởi tố vụ án thì vụ án đó sẽ được chuyển sang giai đoạn điều tra, xác minh và làm rõ tính chính xác của vụ án, sau khi đã kiểm tra kỹ, chính xác về nội dung vụ án và xét thấy có dấu hiệu phạm tội Cơ quan điều tra sẽ ra một bản kết luận điều tra vụ án để truy tố bị can ra trước pháp luật. Tại điều 233 BLTTHS có quy định rất chi tiết về bản kết luận điều tra trong trường hợp đề nghị truy tố như sau:
“Trong trường hợp đề nghị truy tố thì bản kết luận điều tra ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mực độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng thay đổi hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ tạm giữ đồ vật tài liệu và xử lý vậy chứng, nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và các tình tiết khác có ý nghĩa của vụ án.”
Sau khi đã có bản kết luận điều tra của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát sẽ căn cứ vào bản kết luận điều tra và xem xét lại vụ án một lần nữa để thẩm định, kiểm tra lại độ chính xác của vụ án và ra quyết định hoặc không ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng. Nếu xét thấy vụ án trên có dấu hiệu tội phạm, Viện kiểm sát sẽ truy tố vụ án trên bằng một bản cáo trạng theo quy định tại điều 243 của BLTTHS năm 2015:
“Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng. Bản cáo trạng ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; những chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.”
Như vậy, mọi hoạt động trong tố tụng hình sự phải được thực hiên theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Không được giải quyết một vụ án hình sự từ giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố , điều tra truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự so BLTTHS năm 2015 quy định, như vậy là không đảm bảo được nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự.
Ngoài ra, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các CQTHTT, giữa những người tiến hành tố tụng cũng như quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng đều đã được quy định rất chi tiết, chặt chẽ và rõ ràng trong BLTTHS 2015, theo đó mỗi khi được pháp luật thừa nhận là cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, thì cơ quan có thẩm quyền và những cá nhân có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi, thẩm quyền của mình có toàn quyền áp dụng pháp luật TTHS để thực hiện mục đích TTHS.Và các cơ quan, tổ chức, mọi công dân ( kể cả người tham gia tố tụng) hoặc trở thành đối tượng đối tượng tác động, hoặc trở thành đối tượng có trách nhiệm thực hiện yêu cầu, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Mặt khác, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng hình sự phải nghiêm chỉnh tuân thủ quy định của BLTTHS, không được giải quyết các nguồn tin tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài căn cứ và trình tự do bộ luật TTHS quy định, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế, cũng như các biện pháp nghiệp vụ trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm nhất thiết phải theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm cưỡng chế khi áp dụng đối với người phạm tội, nghiêm cấm làm oan người vô tội. Tất cả quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự đều dựa trên cơ sở của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự.
So sánh nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN trong tố tụng hình sự được quy định tại điều 3 BLTTHS 2003: “Mọi hoạt động tố tụng hình sự của các CQTHTT, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.” Tuy nhiên, việc xác định hoạt động của các chủ thể trong tố tụng hình sự của BLTTHS năm 2003 chưa khái quát hết các hoạt động tố tụng hình sự trên thực tế. Để khắc phục những khó khăn, bất cập này, BLTTHS 2015 đã sửa đổi bổ sung, điều chỉnh lại hoàn thiện hơn, rành mạch hơn như sau : “Mọi hoạt động trong tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.”
Như vậy, nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự thể hiện định hướng tổ chức, hoạt động tố tụng đối với quá trình giải quyết vụ án hình sự. Nguyên tắc này đòi hỏi phải thực hiện các bảo đảm để tăng cường pháp chế khi tiến hành các hoạt động tố tụng hướng tới mục đích xác định sự thật khách quan vụ án; tôn trọng và bảo vệ quyền con người; bảo vệ trật tự pháp luật; bảo vệ quyền lợi ích của thể nhân, pháp nhân nhà nước và xã hội.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh