2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Phát huy những mặt tích cực từ Điều 14 của Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị theo nghị quyết số 2200 ngày 16/12/1966 mà Việt Nam đã tham gia, có quy định rằng: “Không ai bị đưa ra xét xử hoặc bị trừng phạt lần thứ hai về cùng một tội phạm mà người đó đã bị kết án hoặc đã được tuyên trắng án phù hợp với pháp luật và thủ tục tố tụng hình sự của mỗi nước.” Tại khoản 3 Điều 31 Hiến pháp 2013 “Không ai bị kết án hai lần vì một tội”. Thể chế hóa quy định của Hiến pháp 2013 tại khoản 3 Điều 31. Một lần nữa nguyên tắc đã được đưa vào BLTTHS năm 2015, đây là bước cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng, Hiến pháp 2013 trong việc tích cực phòng, chống oan sai và hạn chế việc cơ quan tiến hành tố tụng quy kết đối với người không phạm tội, là điều kiện cho việc thực hiện các mục đích bảo vệ quyền con người, quyền công dân của tố tụng hình sự.
Căn cứ Điều 14 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về nguyên tắc không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm được quy định như sau:
“Điều 14. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm
Không được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp họ thực hiện hành vi nguy hiểm khác cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.”
Tội phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS 2015 được hiểu như sau:
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.”
Chúng ta có thể hiểu cơ bản, tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.
Nguyên tắc “Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm”, là một nguyên tắc mới được quy định tại Điều 14 BLTTHS 2015, theo đó, nếu một người thực hiện hành vi phạm tội thì họ chỉ bị xét xử bởi một Tòa án và chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý bởi một bản án.
Một chủ thể cá nhân, pháp nhân khi thực hiện một tội pháp được quy định trong bộ luật hình sự, tức là họ đã thực hiện hành vi gây nguy hại cho Nhà nước, xã hôi, đáp ứng đầu đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm mà BLHS quy định đó là: chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể. Chính vì vậy, họ sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, hình phạt về tội phạm mà họ đã gây ra. Bản án đã tuyên (kết án) đã có hiệu lực pháp luật là sự thể hiện quan điểm của Nhà nước đối với hành vi phạm tội và trong trường hợp có tội, bản kết án đưa ra hình phạt cụ thể quy định trong hệ thống hình phạt của BLHS để áp dụng đối với người phạm tội. Và người phạm tội khi đã bị xét xử về tội phạm do mình thực hiện và đã có bản án hiệu lực pháp luật thì không phải chịu bất kỳ một sự kết án nào khác về tội phạm đó. Trong trường hợp bản án có hiệu lực tuyên vô tội thì nguyên tắc trên vẫn được áp dụng như những bản án khác. Bởi lẽ, dù bản án có tuyên vô tội hay có tội thì chủ thể thực hiện hành vi phạm tội chỉ bị xét xử môt lần do hành vi mà mình đã thực hiện, cho nên họ sẽ không phải chịu thêm bất cứ lần xét xử, cũng như kết án nào khác nữa đối với hành vi phạm tội của họ. Trong trường hợp đã khởi tố, điều tra, truy tố về tội phạm trên thì vụ án phải được đình chỉ.
Ví dụ: A giết B theo quy định tại Điều 123 của BLHS về tội danh giết người, hành vi của A được xác định là đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội giết người, Tòa án đã tuyên, kết án cho A án tù chung thân. Như vậy, A chỉ phải chịu một bản án kết tội duy nhất chứ không phải chịu thêm một bản án thứ hai về hành vi phạm tội của mình. Nguyên tắc này thể hiện sự nhân đạo, công bằng trong pháp luật hình sự.
Điều 14 BLTTHS năm 2015: “Không được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của Tòa án, trừ trường hợp họ thực hiện hành vi nguy hiểm khác cho xã hội mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm”
Nội dung trên nghiêm cấm các các cơ quan tiến hành tố tụng: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án tiến hàng áp dụng các biện pháp điều tra, truy tố, xét xử khi chủ thể phạm tội đã có bản tuyên án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Trừ trường hợp họ thực hiện hành vi nguy hiểm khác được coi là có tội mà được quy định trong BLHS thì họ mới bị kết án một lần nữa về hành vi mà họ thực hiện.
Như vậy, thể chế hóa quy định của Hiến pháp 2013 tại khoản 3 Điều 31: “Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.” Một lần nữa nguyên tắc đã được đưa vào BLTTHS năm 2015 để khẳng định không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.Nguyên tắc này không chỉ là đổi mới về mặt kỹ thuật lập pháp do đã tiếp cận các chuẩn mực pháp luật quốc tế, mà còn thể hiện việc Nhà nước ta tôn trọng và thực hiện công ước quốc tế. Ngoài ra, nguyên tắc này còn thể hiện sự nỗ lực, quan tâm của Nhà nước ta trong việc bảo đảm quyền con người.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh