2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, chế độ xét xử có hội thẩm tham gia là thể hiện tư tưởng lấy dân làm gốc, bảo đảm nguyên tắc thực hiện quyền lực của nhân dân trong hoạt động xét xử. Tòa án là cơ quan quyền lực của Nhà nước, Nhà nước thông qua Tòa án để thực hiện quyền lực tư pháp của mình. Hội thẩm tham gia vào hoạt động xét xử để thực hiện quyền lực tư pháp và thông qua đó để nhân dân tham gia một cách có hiệu quả vào công tác quản lý Nhà nước nói chung, hoạt động của Tòa án nói riêng. Và được thể hiện rất cụ thể tại BLTTHS năm 2015.
Căn cứ Điều 22 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia được quy định như sau:
“Điều 22. Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia
Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn do Bộ luật này quy định.”
Ngay từ Hiến pháp 1946 đã có quy định việc xét xử của Tòa án phải có Hội thẩm (khi đó gọi là phụ thẩm) tham gia. Tuy nhiên, việc tham gia của phụ phẩm khi đó mới chỉ giới hạn trong việc xét xử các vụ án hình sự. Đến Hiến pháp 1960, với quy định “Việc xét xử ở các TAND có hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của pháp luật.” thì Hội thẩm nhân dân mới tham gia xét xử cả các vụ án dân sự. Chế định này đã được các Hiến pháp tiếp theo (1980, 1992, 2013) kế thừa và phát huy. Trong hiến pháp 2013, nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia tiếp tục được quy định tại khoản 1 Điều 103 “Việc xét xử sơ thẩm của TAND có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọi.”
Đây là một nguyên tắc nhằm nâng cao chất lượng xét xử, giúp cho hoạt động xét xử của Tòa án được khách quan, công bằng, chính xác. Thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự cũng như dân sự hơn nửa thế kỷ qua đã ghi nhận sự đóng góp tích cực của đội ngũ Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử của hệ thống Tòa án; góp phần không nhỏ vào việc bảo đảm cho công tác xét xử được khách quan, toàn diện, đúng pháp luật, thể hiện tinh thần dân chủ trong hoạt động tố tụng dân sự. Hội thẩm nhân dân là người được bầu hoặc cử theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Ở nước ta, việc nhân dân tham gia hoạt động xét xử của Tòa án được thể hiện tập trung nhất thông qua chế định về Hội thẩm nhân dân (sau đây gọi tắt là Hội thẩm). Chế định Hội thẩm là sự thể hiện tư tưởng “lấy dân làm gốc” bảo đảm nguyên tắc thực hiện quyền lực nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án, thể hiện bản chất của Nhà nước thuộc về nhân dân.
Bên cạnh đó, cũng thông qua Hội thẩm, Tòa án nắm bắt được những vướng mắc, suy nghĩ, nguyện vọng của nhân dân. Công tác xét xử của Tòa án vừa góp phần nâng cao tinh thần tự giác, tôn trọng và bảo vệ pháp luật của nhân dân, lại vừa chịu sự giám sát của nhân dân. Mặt khác, khi tham gia xét xử, Hội thẩm sẽ giúp Tòa án thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân. Là người trực tiếp tham gia quá trình giải quyết vụ án, Hội thẩm sẽ là người giúp Tòa án tuyên truyền về kết quả xét xử, phân tích rõ cơ sở áp dụng pháp luật cũng như cùng với Thẩm phán đưa ra phán quyết một cách toàn diện, khách quan, đúng pháp luật.
Điều 84 Luật tổ chức TAND 2014 quy định Hội thẩm TAND gồm có: Hội thẩm nhân dân và Hội thẩm quân nhân.
Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của TAND theo phân công của Chánh án Tòa án nói được bầu làm Hội thẩm nhân dân, còn Hội thẩm quân nhân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của TAQS theo phân công của Chánh án Tòa án nơi mình được cử làm Hội thẩm quân nhân. Tuy nhiên Điều 49 Luật tổ chức TAND 2014 quy định TAQS không có thẩm quyền xét xử các vụ án dân sự. Vì vậy, chỉ có Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự và dân sự ở TAND.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 6 Nghị quyết liên tịch số 05/2005/NQLT/TANDTC-BNV-UBTWMTTQVN ngày 05/12/2005 về việc ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm của TAND thì ngoài nhiệm vụ tham gia xét xử các vụ án hình sự và dân sự, Hội thẩm còn có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế XHCN; bảo vệ chế độ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Hội thẩm nhân dân là người được bầu hoặc cử tham gia vào các hoạt động xét xử. Bằng những kinh nghiệm và kiến thức của mình, Hội thẩm nhân dân góp phần quan trọng vào việc làm sáng tỏ, xác định sự thật của vụ án. Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử các vụ án hình sự, dân sự ở TAND, trừ trường hợp phiên tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn.
Về cơ bản, điều luật được xây dựng trên cơ sở Điều 15 BLTTHS năm 2003, chỉ sửa đổi, bổ sung cụm từ “Trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn” để phù hợp với Hiến pháp 2013, từ đó cũng đề cao hơn quyền của con người và sự kiểm tra giám sát của nhân dân trong hoạt động tư pháp.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh