2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Ngày nay, xã hội văn minh ngày càng đề cao con người, bao gồm cả quyền chính trị, quyền dân sự, quyền xã hội như là trung tâm, động lực và mục tiêu của phát triển. Vì vậy, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là quan trọng, là nội dung cơ bản của bất kỳ một bản hiến pháp nào trên thế giới. Và tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân là một nguyên tắc cơ bản của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Căn cứ Điều 8 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, lợi ích hợp pháp của cá nhân được quy định như sau:
“Điều 8. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân
Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết.”
Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, bản chất của Nhà nước ta là nhà nước dân chủ. Vì vậy, việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân là một trong những nhiệm vụ của pháp luật nói chung cũng như pháp luật tố tụng hình sự nói riêng.
Quyền con người được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Các quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp 2013. Theo đó , mọi người có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Tính mạng của con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật; mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm án toàn; mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác; Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
Ngoài ra, mọi công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định pháp luật; có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai và được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
Vì vậy, nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, công dân, vì mỗi cá nhân, con người có những quyền riêng mà không ai có thể xâm phạm được, trừ khi họ có những hành vi trái pháp luật, có tội, xâm hại đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức, nhà nước theo quy định của pháp luật, lúc đó cần các cơ quan chức năng, các cơ quan tiến hành tiến hành tố tụng xem xét, giải quyết theo đúng quy định pháp luật. Đặc biệt, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp, tính hợp lý và sự cần thiết của những biện pháp đã được áp dụng, kịp thời hoặc hủy bỏ những biện pháp đó nếu xét thấy không có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết, chỉ áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng trong những trường hợp cần thiết và theo theo đúng quy định của pháp luật.
So với Điều 4 BLTTHS 2003 thì Điều 8 BLTTHS 2015 được sửa đổi, bổ sung bảo đảm bao quát hoạt động của tất cả cơ quan, người có thẩm quyền tiến hàng tố tụng, đồng thời chỉnh lý quy định tôn trọng và bảo vệ: “Quyền và lợi ích hợp pháp của công dân” mở rộng thành: “Quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.” Để từ đó ta thấy, nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân có ý nghĩa trong việc bảo đảm các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân tăng cường dân chủ trong tố tụng hình sự. Đồng thời, nguyên tắc này cũng góp phần bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa và bảo đảm việc xác định sự thật vụ án được khách quan, toàn diện và đầy đủ.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh