2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Giai đoạn hoạt động điều tra là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Điều này không chỉ có ý nghĩa lớn đối với những người bị oan sai mà còn ảnh hưởng tới tâm lý của tất cả mọi người. Vì đây là giai đoạn mà các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải thực hiện các hoạt động sơ khai xác minh điều tra vụ án. Đây là giai đoạn đặt nền móng ban đầu để giải quyết vụ án hình sự, là nền tảng để giải quyết các giai đoạn tố tụng sau đó.
Căn cứ Điều 19 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) về nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra được quy định như sau:
“Điều 19. Tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra
Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải tuân thủ pháp luật khi tiến hành hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này.
Mọi hoạt động điều tra phải tôn trọng sự thật, tiến hành khách quan, toàn diện và đầy đủ; phát hiện nhanh chóng, chính xác mọi hành vi phạm tội, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.”
Đây là điều luật được xây dựng mới dựa trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra. Liên quan đến vấn đề này, tại Điều 3 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 cũng đã quy định nguyên tắc tổ chức điều tra hình sự như sau:
“1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2. Bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; phân công, phân cấp rành mạch, chuyên sâu, tránh chồng chéo và được kiểm soát chặt chẽ; Điều tra kịp thời, nhanh chóng, chính xác, khách quan, toàn diện, đầy đủ, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
3. Cơ quan Điều tra cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Cơ quan Điều tra cấp trên; cá nhân chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
4. Chỉ cơ quan, người có thẩm quyền quy định trong Luật này mới được tiến hành hoạt động điều tra hình sự.”
Trong hoạt động tiến hành tố tụng hình sự, hoạt động điều tra có vai trò rất quan trọng, mở đầu, giải quyết những yêu cầu, nội dung cơ bản, đặt “ nền móng” quyết định cho các giai đoạn tố tụng hình sự tiếp theo. Vì vậy, hoạt động điều tra cần phải tuân thủ pháp luật để góp phần bảo đảm thực hiện nhiệm vụ của BLTTHS. Và hoạt động điều tra cần phải dựa trên những nguyên tắc:
- Nguyên tắc tôn trọng sự thật, tiến hành một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ hoạt động điều tra vụ án hình sự được hiểu là khi kết thúc giai đoạn điều tra vụ án thì những hành vi phạm tội của bị can phải được làm rõ, đúng sự thật như trong thực tế xảy ra, không được xuyên tạc, cố ý béo méo hay làm sai sự thật của vụ án;
- Mọi hoạt động điều tra phải tuân theo pháp luật, chấp hành các nguyên tắc có trong BLTTHS. Hoạt động điều tra vụ án hình sự là hoạt động có tính chất phức tạp chính vì vậy hoạt động điều tra phải được tiến hành nhanh chóng và linh hoạt để khai thác được các dấu vết còn lại, điều này giúp cho Điều tra viên có thể tìm tới sự thật khách quan của vụ án được thuận lợi hơn.
Như vậy, nguyên tắc “Tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra” có một vị trí hết sức đặc biệt:
Thứ nhất, trong tố tụng hình sự, điều tra là một giai đoạn tố tụng có vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Đây là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền tố tụng sẽ phải áp dụng mọi biện pháp luật định để xác định sự thật vụ án. Với vai trò như vậy, hoạt động điều tra đòi hỏi phải được tiến hành trên cơ sở tuân thủ nghiêm chỉnh với các quy định của BLTTHS và pháp luật nói chung.
Thứ hai, hoạt động điều tra phải tuân thủ pháp luật thể hiện trước hết ở việc các cơ quan có thẩm quyền chỉ được áp dụng các biện pháp điều tra mà BLTTHS quy định. Ngoài các biện pháp điều tra được quy định trong BLTTHS thì tất các biện pháp điều tra khác đều là bất hợp pháp. Tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra còn thể hiện hoạt động này phải được thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn điều tra mà BLTTHS quy định. Nếu vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra thì hậu quả pháp lý là kết quả các chứng cứ, tài liệu, chứng cứ mà các cơ quan, người có thẩm quyền thu được sẽ không có giá trị.
Thứ ba, nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra cũng đòi hỏi hoạt động điều tra phải có nhiệm vụ phải được tiến hành trên có sở tôn trọng sự thật, không được ngụy tạo và xuyên tạc sự thật.
Đây là quy định mới trong BLTTHS 2015 nhằm nâng cao trách nhiệm của CQĐT trong quá trình điều tra phải luôn luôn đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, tránh làm oan, sai người vô tội. Đồng thời cũng nâng cao trách nhiệm của cơ quan Viện kiểm sát trong việc giám sát chặt chẽ các hoạt động điều tra của CQĐT nhằm bảo đảm cho hoạt động điều tra của CQĐT, của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tuân thủ các quy định của BLTTHS; phải phát hiện kịp thời và yêu cầu kiến nghị CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra; truy tố đúng người, đúng tội, đúng quy định pháp luật.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh