2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tiếp nối bài viết trước, trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ nội dung 03 nguyên tắc còn lại trong xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội.
Điều 91 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định 03 nguyên tắc xét xử người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:
“Điều 91. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
“4. Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.
5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
6. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.
Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
7. Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.”
Nguyên tắc này được quy định tại Khoản 4 và Khoản 6 Điều 91 Bộ luật hình sự.
Khi xét xử người dưới 18 tuổi phạm tội, Tòa án cần xem xét việc miễn trách nhiệm hình sự, áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục hoặc giáo dục tại trường giáo dưỡng và chỉ áp dụng hình phạt nếu biện pháp trên không đảm bảo hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.
Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.
Hình phạt tù có thời hạn chỉ được áp dụng trong trường hợp nhận thấy việc áp dụng các hình phạt không tước tự do là không thích hợp, không vì lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi. Thời hạn tù phải vừa đủ để giáo dục, cải tạo người dưới 18 tuổi phạm tội phải cân nhắc cả đến nhân thân, hoàn cảnh của họ.
Nguyên tắc này được quy định trong Khoản 5 và Khoản 6 Điều 91 Bộ luật hình sự. Đây là nguyên tắc cụ thể hóa nguyên tắc “xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội chủ yếu nhằm mục đích giáo dục”.
Theo đó cần phải cấm áp dụng hình phạt tử hình và hình phạt tù chung thân, bởi hai hình phạt mang đâm rính răn đe hơn giáo dục. Hình phạt tử hình là hình phạt tước đi mạng sống người phạm tội còn hình phạt tù chung thân có nội dung cách ly người phạm tội khỏi xã hội vô thời hạn.
Hình phạt tù có thời hạn một khi đã được xác định áp dụng với người chưa 18 tuổi phạm tội vẫn bị giới hạn bởi những ràng buộc nhất định chứ không được áp dụng theo như những trường hợp thông thường. Cụ thể: Nếu người chưa đủ 18 tuổi và người đủ 18 tuổi cùng phạm một tội tương ứng thì mức phạt của người chưa đủ 18 phải nhẹ hơn và với thời hạn thích hợp ngắn nhất. Bên cạnh đó, người chưa thành niên còn được hưởng một đặc quyền nữa là sẽ không bị áp dụng hình phạt bổ sung trong tất cả các trường hợp với mọi loại tội phạm.
Tái phạm và tái phạm nguy hiểm là các trường hợp thực hiện nhiều lần hành vi nguy hiểm cho xã hội, thể hiện sự chấp hành pháp luật không tốt của người phạm tội. Đây là tình tiết định khung tăng nặng được quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự. Do đó, Khoản 7 Điều 91 quy định, án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh